Cứ 10 bệnh nhân viêm da cơ địa đến khám và điều trị thì 8 trường hợp mắc viêm da cơ địa ở chân. Do phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều yếu tố nên viêm da cơ địa ở chân khó chữa dứt điểm, dễ tái phát và tiến triển nặng hơn

viêm da cơ địa ở chân
Cần phải điều trị bệnh viêm da cơ địa ở chân càng sớm càng tốt

Một số vấn đề cần biết về viêm da cơ địa ở chân

Theo nghiên cứu của American College of Foot and Ankle Surgeons, viêm da cơ địa ở chân (Atopic Dermatitis of the Foot). Những trường hợp viêm da cơ địa ở chân có thể xảy ra tại nhiều vị trí vùng bàn chân như viêm da cơ địa lòng bàn chân, viêm da cơ địa ngón chân, gót chân,…

Viêm da cơ địa ở chân có thể xuất hiện dưới dạng cấp tính hoặc mạn tính, trong đó đa số những trường hợp viêm da cơ địa ở chân là dạng mạn tính. Ở mỗi dạng này, viêm da cơ địa sẽ có một số điểm khác biệt:

  • Đối với viêm da cơ địa cấp tính: Da của bệnh nhân thường có các dấu hiệu sưng, đỏ, ngứa ngoài da, đôi khi có mụn nước.
  • Đối với viêm da cơ địa mạn tính: Da của bệnh nhân viêm da cơ địa bắt đầu có dấu hiệu dày da, da khô và chai cứng, đôi khi có các dấu hiệu đau, nứt nẻ ngoài da, khô và rạn da. Khi viêm da cơ địa đã chuyển sang dạng mạn tính thì rất dễ tái phát và dai dẳng, khó điều trị.

Mặc dù đa số những trường hợp viêm da cơ địa ở chân không nguy hiểm nhưng tính chất dai dẳng của bệnh khiến cho nhiều bệnh nhân gặp phải những khó chịu không mong muốn. Những trường hợp bệnh tái đi tái lại, diễn tiến kéo dài cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của bệnh nhân.

Những nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở chân

Viêm da cơ địa ở chân có thể gặp phải do khá nhiều nguyên nhân khác nhau. Mỗi bệnh nhân mắc bệnh có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau. Có thể điểm qua một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh, bao gồm:

  1. Viêm da cơ địa do di truyền

Di truyền là một trong những nguyên nhân rất phổ biến gây ra viêm da cơ địa. Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia da liễu, những gia đình có tiền sử viêm da cơ địa thì con cái cũng có khoảng 60% nguy cơ di truyền viêm da cơ địa. Nếu trường hợp cả bố lẫn mẹ đều có tiền sử viêm da cơ địa thì nguy cơ di truyền viêm da cơ địa có thể lên đến hơn 80%.

nguyên nhân viêm da cơ địa ở chân
Di truyền là một trong những nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở chân
  1. Viêm da cơ địa do kích ứng, dị ứng

Những người có cơ địa kích ứng, dị ứng do các yếu tố trong môi trường và đời sống như: các loại thực phẩm, các yếu tố kích ứng như sợi vải, kim loại, các loại hóa chất, dung môi,… rất dễ dẫn đến các vấn đề ngoài da. Viêm da cơ địa cũng là một trong những bệnh da liễu dễ bùng phát do các yếu tố kể trên.

  1. Viêm da cơ địa do yếu tố môi trường

Môi trường là một trong những yếu tố có thể gây ra nhiều bệnh ngoài da như dị ứng, kích ứng và viêm da cơ địa. Vào những thời điểm giao mùa, không khí chuyển sang nóng hoặc lạnh đột ngột có thể khiến da bị khô, ngứa, mất độ ẩm và dẫn đến tình trạng viêm da cơ địa.

Chăm sóc và điều trị viêm da cơ địa ở chân

Đối với tình trạng viêm da cơ địa ở chân, bệnh nhân cần chú ý chăm sóc, điều trị sớm để tránh những ảnh hưởng kéo dài dai dẳng, khó chịu. Càng điều trị sớm, bệnh càng được cải thiện hiệu quả hơn, giảm bớt nguy cơ viêm da cơ địa chuyển sang mạn tính. Tùy theo mức độ và tiến triển của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bao gồm:

Nhóm thuốc Corticoid

Thuốc Corticoid là một trong những loại thuốc điều trị viêm da cơ địa được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên thuốc Corticoid cần phải điều trị đúng cách, đúng liều, không được tùy ý sử dụng. Việc lạm dụng các thuốc điều trị viêm da cơ địa có thể gây ra một số ảnh hưởng không muốn như khô da, teo da và những biến chứng khác trên da.

điều trị viêm da cơ địa ở chân
Dùng thuốc bôi điều trị viêm da cơ địa ở chân

Nhóm thuốc giữ ẩm

Tuy không phải là một trong những loại thuốc điều trị chính đối với bệnh viêm da cơ địa ở chân nhưng nhóm thuốc giữ ẩm rất quan trọng đối với bệnh nhân. Tác dụng chính của nhóm thuốc này là giúp da tránh bị khô, cung cấp độ ẩm cần thiết, từ đó hạn chế các đợt bùng phát viêm da cơ địa.

Các nhóm thuốc hỗ trợ

Ngoài biện pháp điều trị chính với Corticoid, các biện pháp chăm sóc, dưỡng ẩm, bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm một số loại thuốc cần thiết khác, bao gồm:

  • Nhóm thuốc mỡ kháng sinh (mỡ corticoid) có tác dụng tránh nhiễm khuẩn ngoài da. Cần có chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc mỡ kháng sinh.
  • Dung dịch Jarish, dung dịch thuốc tím pha loãng 1/10.000, nước muối sinh lý NaCl 0,9% dùng trong vệ sinh da.
  • Thuốc bong vảy, bạt sừng, dùng trong các trường hợp viêm da cơ địa mạn tính.
  • Một số thuốc giảm ngứa, thuốc ức chế miễn dịch, các loại thuốc đường uống khác.

*Lưu ý: khi sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị nào, bệnh nhân cũng cần có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là nhóm kháng sinh. Việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc, các biến chứng ngoài da.

Áp dụng các biện pháp vệ sinh, chăm sóc da

Chăm sóc và vệ sinh da khi bị viêm da cơ địa ở chân cần thực hiện song song nhiều biện pháp như:

chữa viêm da cơ địa ở chân
Vệ sinh da thường xuyên khi bị viêm da cơ địa ở chân
  • Sử dụng nước ấm để vệ sinh da, không dùng nước nóng, tránh tắm quá lâu sẽ dễ gây khô, nứt, bong tróc da.
  • Dùng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, ít kích ứng, ít các hương liệu, hóa phẩm,…
  • Bảo vệ cơ thể khi ra ngoài, khi thời tiết chuyển mùa,… để da không bị kích ứng khó chịu.
  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố có thể gây ra dị ứng, kích ứng mà bạn đã từng mắc phải trước đây, đặc biệt là nước bẩn, đất bẩn,…

Viêm da cơ địa ở chân là bệnh ngoài da không nguy hiểm nhưng dai dẳng và khó chịu. Việc điều trị viêm da cơ địa cần được tiến hành sớm và đúng phương pháp. Bệnh nhân khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ viêm da cơ địa cần trao đổi với bác sĩ để có hướng điều trị với từng trường hợp.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *