Viêm da tiếp xúc do côn trùng xảy ra khi da của chúng ta có tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các chất độc của côn trùng. Xác định đúng triệu chứng và nhận biết viêm da tiếp xúc do côn trùng có vai trò rất quan trọng trong điều trị, tránh nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác.

viêm da tiếp xúc do côn trùng
Viêm da tiếp xúc do côn trùng

Sơ nét về bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng

Viêm da tiếp xúc do côn trùng tương đối phức tạp vì có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với một số bệnh viêm da do tiếp xúc với các yếu tố kích ứng bên ngoài môi trường. Thông thường viêm da tiếp xúc kích ứng không nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên cũng đặc biệt khó chịu.

Khi da có tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với một số loại côn trùng có thể bị ảnh hưởng bởi các dịch tiết, phấn hoặc nọc của côn trùng, gây ra các phản ứng viêm trên da của bệnh nhân. Có khá nhiều loại côn trùng gây ra viêm da tiếp xúc do côn trùng được ghi nhận trên thế giới như:

  • Ruồi Tây Ban Nha (Lytta vesicatoria, Họ Meloidae).
  • Sâu ban miêu (Epicauta).
  • Kiến ba khoang (Paederus fuscipes).
  • Bướm đuôi nâu (Euproctis crysorrhoea).
  • Bướm đuôi vàng (E. similis).
  • Ngoài ra còn có một số loại côn trùng khác cũng có khả năng kích ứng da.

Tại nước ta, ghi nhận đa số những trường hợp viêm da tiếp xúc do côn trùng gây ra bởi kiến ba khoang và một số loài sâu bướm. Là bệnh đặc thù do côn trùng nên vào những mùa côn trùng sinh sản, bệnh có thể bùng phát trên diện rộng, đôi khi lan thành dịch nếu không được kiểm soát.

Ở nước ta dịch viêm da tiếp xúc do côn trùng thường bùng phát vào tháng 7 đến tháng 11. Đây là thời điểm nhiều loại côn trùng sinh sôi và phát triển, độ ẩm cao, nhiệt độ nóng, nhiều mưa. Bệnh nhân chủ yếu bị viêm da do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với côn trùng, làm lây lan các chất dịch của chúng. Trong đó, chất hoát học Pederin là một loại hóa chất phổ biến của nhiều loại côn trùng như kiến ba khoang, sâu ban miêu,… Nếu Pederin tiếp xúc với da sẽ có phảm ứng viêm mạnh, đây là một chất có độc tính khá cao.

viêm da tiếp xúc do côn trùng kiến ba khoang
Kiến ba khoang là một trong những nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc do côn trùng

Triệu chứng và nhận biết viêm da tiếp xúc do côn trùng

Viêm da tiếp xúc do côn trùng về cơ bản gây ra tổn thương viêm sưng và bọng nước, khá giống một số dạng viêm da khác. Để xác định đúng viêm da tiếp xúc do côn trùng, bác sĩ thường dựa vào các biểu hiện lâm sàng, đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân để tiến hành chẩn đoán.

1. Biểu hiện lâm sàng

  • Bệnh nhân viêm da tiếp xúc do côn trùng thường mắc bệnh vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm. Thời gian trải dài từ tháng 7 – tháng 11.
  • Đa số bệnh nhân phát hiện các triệu chứng viêm da tiếp xúc do côn trùng vào buổi sáng (chiếm khoảng 60% trường hợp bệnh nhân).
  • Phần lớn bệnh nhân có làm việc buổi tối, làm việc dưới ánh đèn, ngồi gần cửa sổ,… Đây là điều kiện thuận lợi để thu hút nhiều loại côn trùng.

2. Đặc điểm lâm sàng

  • Khoảng 80% các trường hợp bệnh nhân viêm da tiếp xúc do côn trùng có thương tổn ở vùng mặt và nửa thân trên. Còn lại có các triệu chứng ở chân.
  • Thương tổn ở bệnh nhân viêm da tiếp xúc do côn trùng luôn có các dấu hiệu vết đỏ, nền da hơi cộm. Tình trạng viêm có thể dài từ 1 – 5cm, có thể kéo dài từ 3 – 10mm.
  • Tại nền da bị viêm còn có dấu hiệu mụn nước, có vết gần giống vết phỏng. Đa số vết thương thường hơi lõm vào trong.
  • Ngoài dấu hiệu chính là viêm sưng, mụn nước, bệnh nhân cũng có thể bị sốt, mệt mỏi, đau nhức tại một số hạch gần vị trí viêm (chiếm tỉ lệ khoảng 20%).

3. Diễn biến thương tổn

  • Khi mới tiếp xúc với côn trùng, bệnh nhân thường có cảm giác da hơi căng, ửng đỏ, ngứa rát trên nền da.
  • Trong vòng 6 – 12 giờ kể từ thời điểm tiếp xúc, bệnh nhân có dấu hiệu đỏ da nặng hơn và dày, cộm trên da. Trên vùng da đỏ bắt đầu có mụn nước rải rác không đều trên da với kích thước từ 1 – 5 mm.
  • Sau giai đoạn nổi mụn nước, da bắt đầu chuyển sang giai đoạn phồng các bọng nước lớn và có mủ. Đây gọi là giai đoạn phỏng mủ, thường gây đau rát nhiều cho bệnh nhân.
  • Ở giai đoạn phỏng mủ, bệnh nhân thường kèm theo mệt mỏi, khó chịu, có thể kèm theo sốt. Một số vị trí trên da như vùng cổ, bẹn, nách có thể xuất hiện các hạch.
  • Viêm da tiếp xúc do côn trùng nếu gần mắt có thể gây phù, sưng tại mắt. Tình trạng này có thể kéo dài từ 2 đến 3 ngày sau đó mới bắt đầu giảm bớt.
  • Khoảng 3 ngày sau giai đoạn phỏng mủ, da bắt đầu đóng vảy tiết, các bọng nước xẹp và khô dần. Khi vảy bong hoàn toàn sẽ để lại các mảng da sẫm màu.
  • Toàn bộ tiến triển của bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng thường kéo dài từ 5 đến 20 ngày, đôi khi có thể dài hơn tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe của bệnh nhân.

Nhận biết viêm da tiếp xúc do côn trùng cần cẩn thận, tránh nhầm lẫn với các bệnh viêm da tiếp xúc do nguyên nhân khác. Càng thăm khám và điều trị sớm, tiến triển bệnh càng dễ kiểm soát và sớm phục hồi hơn. Hi vọng một số thông tin trên có thể giúp bạn nhận diện sớm căn bệnh này và có hướng can thiệp phù hợp, nhất là vào mùa mưa.

Tham khảo một số hướng điều trị viêm da tiếp xúc:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *