Trang Chủ » BỆNH TỔ ĐỈA » Thuốc Đông Y chữa bệnh tổ đỉa
Thuốc Đông Y chữa bệnh tổ đỉa
Ngoài những biện pháp điều trị bệnh tổ đỉa theo Tây Y, ứng dụng thuốc Đông Y chữa bệnh tổ đỉa cũng là một xu thế được nhiều bệnh nhân áp dụng. Tương tự như nhiều phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa hiện nay, việc sử dụng thuốc Đông Y có nhiều ưu điểm tích cực.

I. Bệnh tổ đỉa theo Đông Y
Tổ đỉa là một trong những bệnh viêm da khá phổ biến ở một số vị trí trên bàn chân bàn tay,… Hiện chưa rõ những nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu thì bệnh có liên quan nhiều đến các loại hoá chất, xà phòng, một số chất liệu như cao su, các loại hóa mỹ phẩm như nước hoa, một số loại thức ăn, thức uống,… Bên cạnh đó yếu tố thời tiết, khí hậu cũng được xem là có nguy cơ cao gây ra bệnh tổ đỉa.
Theo Đông Y, bệnh tổ đỉa được gọi là nga trưởng phong (đối với tổ đỉa ở bàn tay) và thấp cước khí (đối với tổ đỉa ở bàn chân). Đông Y xem những nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa là do phong thấp, nhiệt tà hoặc độc tà. Những yếu tố này kết lại ở các vị trí như bì phu bàn chân, bàn tay,…
Ảnh hưởng của bệnh khiến cho tình trạng vận hóa khí huyết bị ảnh hưởng, da khô, bong tróc do bì phu tấu lý không được nuôi dưỡng như khi khỏe mạnh. Tình trạng thấp nhiệt với phong tích tụ cũng có thể sinh ra mụn nước. Với thấp nhiệt lâu ngày hóa nùng có thể làm cho da bị sưng loét có mủ, xuất hiện tình trạng độc tà hóa táo sinh phong gây ra ngứa ngáy ngoài da.
II. Điều trị tổ đỉa theo Đông Y
Trong thời gian diễn tiến, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng trên những vùng da khác nhau cùng với một số thể bệnh riêng. Đông Y dựa vào những đặc điểm này để tiến hành chẩn bệnh và điều trị. Do đó, trong điều trị bệnh tổ đỉa theo Đông Y, việc đánh giá đúng thể bệnh và dùng đúng pháp chữa có vai trò rất quan trọng.
1. Điều trị tổ đỉa trên bàn tay bằng Đông Y (nga trưởng phong)
Để điều trị tổ đỉa trên bàn tay (nga trưởng phong) cần nhận diện và phân loại đúng các dấu hiệu của bệnh tổ đỉa. Có thể nhận diện bằng các dấu hiệu như:
- Trên nền da lành, đặc biệt là các ngón xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ như đầu ghim, không đỏ, phổ biến nhất là ở mặt bên các ngón, rìa bàn tay
- Trong thời gian phát bệnh có thể bùng phát từng đợt ngứa
- Trong mụn nước có dịch trong và dính, nếu dịch teo đi thì có thể xuất hiện tình trạng bong vảy ngoài da
Đối với những trường hợp nga trưởng phong, Đông Y thường điều trị bằng biện pháp khu phong thanh nhiệt. Bài thuốc này thường được sử dụng bằng các bài thuốc sau:
Bài thuốc uống 1
- Nhọ nồi 16 gam
- Kinh giới 16 gam
- Ích mẫu 16 gam
- Sinh địa 16 gam
- Thương nhĩ tử 16 gam
- Ý dĩ 15 gam
- Huyết dụ 12 gam
- Tỳ giải 12 gam
- Liên kiều 12 gam
- Hoàng bá 12 gam
- Xuyên khung 12 gam
- Bạch thược 12 gam
- Đương quy 12 gam
- Xương truật 12 gam

Cách dùng:
- Tất cả các nguyên liệu trên hợp thành 1 thang thuốc để sử dụng
- Rửa sạch các nguyên liệu sau đó đun sôi cùng với khoảng 300 ml nước
- Đến khi nước sắc lại còn khoảng 150 ml là có thể sử dụng được
- Dùng thang thuốc trên mỗi ngày khoảng 3 lần có thể giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh tổ đỉa trên bàn tay
Bài thuốc uống 2
- Kinh giới 16 gam
- Sinh địa 16 gam
- Xuyên khung 12 gam
- Đương quy 12 gam
- Bạch thược 12 gam
- Liên kiều 12 gam
- Hoàng bá 12 gam
- Thương truật 12 gam
Cách dùng
- Các nguyên liệu trên gom thành 1 thang
- Sắc uống tương tự như bài thuốc 1, chia ra để uống ngày 3 lần
- Cách này có thể giúp giảm ngứa và cải thiện những triệu chứng của bệnh tổ đỉa trên bàn tay
Bài thuốc cao
Các loại thuốc cao điều trị bệnh tổ đỉa thường dùng chủ yếu là cao mỏ quạ. Đây là loại cao có tác dụng chính trong việc giảm ngứa, giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh. Thực hiện theo các bước sau:
- Chuẩn bị lượng cây mỏ quạ nhất định
- Nấu kỹ với lượng nước bằng 4 – 6 lần lượng cây mỏ quạ đã chuẩn bị, để lửa nhỏ
- Khi nước cô lại có thể thêm mật ong để tạo thành phẩm
- Có thể dùng cao bôi lên vị trí bị tổ đỉa ngày 2 lần để cải thiện các dấu hiệu bệnh

2. Điều trị tổ đỉa ở lòng bàn chân bằng Đông Y (Thấp cước khí)
Những trường hợp bệnh tổ đỉa ở lòng bàn chân (thấp cước khí) có thể được nhận diện được bằng một số dấu hiệu điển hình như:
- Mụn nước với kích thước nhỏ xuất hiện tại mặt bên các ngón chân, rìa bàn chân
- Có dấu hiệu ngứa ngáy và xuất hiện từng đợt
- Tương tự như mụn nước ở bàn tay, các mụn nước ở bàn chân cũng có dịch trong dính, có hiện tượng bong vẩy khi mụn nước teo đi
Đối với những trường hợp tổ đỉa ở bàn chân (thấp cước khí) cũng được điều trị với các biện pháp khu phong, thanh nhiệt với một số bài thuốc như:
Bài thuốc uống 1
- Thổ phục linh 20 gam
- Sinh địa 16 gam
- Ý dĩ 16 gam
- Hi thiêm 16 gam
- Kinh giới 12 gam
- Cam thảo đất 12 gam
- Ngân hoa 12 gam
- Cây cứt lợn 12 gam

Cách dùng:
- Những vị thuốc này gom lại thành 1 thang thuốc
- Sắc các thuốc trên và uống 3 lần mỗi ngày
- Bài thuốc uống có thể giúp tăng sức đề kháng, cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu
3. Điều trị tổ đỉa dạng thấp nhiệt
Với những trường hợp bệnh tổ đỉa dạng thấp nhiệt, người bệnh thường có một số dấu hiệu điển hình bao gồm như:
- Loét và đỏ da với chu vi rộng
- Trên vùng da tổn thương xuất hiện tình trạng chảy nước vàng, dính
- Người bệnh có cảm giác đau và ngứa ngáy trên da
Bạn cũng có thể tham khảo chi tiết hơn về những phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa được nhiều người quan tâm.
III. Ưu điểm khi dùng thuốc Đông Y chữa bệnh tổ đỉa
Tương tự như nhiều phương pháp khác, việc điều trị bệnh tổ đỉa bằng Đông Y cũng có những ưu, nhược điểm nhất định. So với thuốc Tây Y, thuốc Đông Y thường tác dụng chậm hơn, tuy nhiên lại khá lành tính, hầu như không có tác dụng phụ như các thuốc Tây Y. Việc sử dụng thuốc Đông Y cũng có tác dụng tích cực trong việc cải thiện các dấu hiệu của bệnh.
Khi lựa chọn dùng thuốc Đông Y chữa bệnh tổ đỉa, tốt nhấ bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn để điều trị đúng hướng, giúp cải thiện các triệu chứng do tổ đỉa gây ra. Áp dụng các phương pháp điều trị đúng cách và kiên trì là chìa khóa để giúp cải thiện bệnh tổ đỉa một cách hiệu quả.
Trên đây là một số thông tinbajn cần biết về điều trị bệnh tổ đỉa ngoài da. Để đạt hiệu quả tốt nhất trong điều trị, bạn cần áp dụng đúng theo chỉ định của thầy thuốc, kiêng tiếp xúc với các yếu tố có thể gây kích ứng làm bệnh tổ đỉa nặng hơn. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học để thoải mái về tinh thần để giúp bệnh sớm được cải thiện.
Hiểu thêm về bệnh tổ đỉa:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!