Chốc lở là một trong những bệnh ngoài da gặp nhiều ở trẻ nhỏ, đặc biệt là vào một số mùa trong năm. Do bệnh chốc lở có liên quan đến các loại vi khuẩn nên nhiều bệnh nhân lo lắng không biết bệnh chốc lở có lây không? Dưới đây là một số lưu ý mà bạn cần biết.

Thắc mắc của bạn đọc N, Q (Gò Vấp, TPHCM):”Chào chuyên mục. Con trai của tôi năm nay 4 tuổi, vì có tôi ở nhà chăm sóc nên gia đình tôi không đưa cháu đi nhà trẻ. Cháu ở nhà thường xuyên chơi với anh họ (hơn con tôi 1 tuổi). Do hai gia đình cũng khá gần nhau nên thường xuyên qua lại. Nhưng mấy ngày trước anh họ của con tôi bị chốc lở nên tôi không cho con lại gần. Chồng tôi thấy vậy tỏ ý phật lòng, anh nói đó chỉ là bệnh ngoài da thông thường không có lây lan gì nên cứ để con chơi với anh họ. Tôi thì không muốn bởi sợ con sẽ bị lây bệnh. Vậy xin hỏi bệnh chốc lở có lây không? Có cần phải áp dụng biện pháp phòng ngừa nào không?”

bệnh chốc lở có lây không, cần biết điều gì
Bệnh chốc lở có lây không? Bạn cần biết điều gì?

Bệnh chốc lở có lây không?

Chốc lở ngoài da (Impetigo) là một trong những bệnh da liễu có ảnh hưởng xấu đến tình trạng da. Đây là một trong những bệnh có thể xảy ra khi vi khuẩn từ bên ngoài môi trường xâm nhập vào vết thương hở, trầy xước trên da,… Trên thực tế, tình trạng chốc lở trên da thường gặp nhiều ở những bệnh nhân là trẻ nhỏ. Đặc biệt là nhóm tuổi từ 2 – 6 tuổi thường là độ tuổi dễ bị các loại vi khuẩn xâm nhập, sức đề kháng trong độ tuổi này cũng không được như người lớn.

Khi tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus) hoặc liên cầu khuẩn (Streptococcus pyogenes) xâm nhập vào cơ thể và gây ra tình trạng nhiễm trùng. Các loại tụ cầu này cũng có thể gây độc tố trong thời gian bị chốc lở. Thông thường chốc lở chỉ gây ra tình trạng nhiễm trùng nhẹ, tuy nhiên những trường hợp chốc lở nặng có thể gây ra các vấn đề về thận và có thể nhiễm trùng máu.

Do bệnh chốc lở là một trong những bệnh ngoài da do các loại vi khuẩn nên hoàn toàn có thể lây nhiễm. Bệnh chốc lở có thể lây truyền qua một số con đường như:

  • Lây nhiễm từ người sang người trong thời gian bị chốc lở khi có những tiếp xúc gần, tiếp xúc trực tiếp. Nếu vi khuẩn từ vị trí chốc lở dính vào da và chạm sang người khác thì các vi khuẩn gây bệnh chốc lở sẽ có điều kiện lây nhiễm sang người khác.
  • Lây nhiễm gián tiếp từ người sang người thông qua các loại vật dụng, quần áo hằng ngày có tiếp xúc với bệnh nhân bị chốc lở.

Khi vi khuẩn gây bệnh chốc lở nhiễm vào da thường chưa bùng phát ngay mà bắt đầu ủ bệnh. Tùy theo từng trường hợp mà thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 1 – 10 ngày rồi mới bắt đầu có các dấu hiệu nổi đỏ ngoài da.

Xử lý như thế nào khi bị chốc lở

Đối với người bị chốc lở, nhất là trẻ nhỏ, việc phòng ngừa và điều trị bệnh chốc lở cần được thực hiện từ sớm để tránh những ảnh hưởng không mong muốn do bệnh gây ra. Thông thường để xử lý chốc lở, nhất là chốc lở ở trẻ nhỏ, bố mẹ cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Thăm khám sớm để bác sĩ chỉ định thuốc điều trị và các biện pháp phòng ngừa khác cho phù hợp.
  • Chú ý vệ sinh da tại các vi trí bị chốc lở với thuốc bôi ngoài da, thuốc mỡ và một số loại thuốc khác. Không nên bôi tùy tiện mà cần có chỉ định cụ thể từ bác sĩ.
  • Áp dụng các biện pháp cách ly, tránh lây nhiễm để hạn chế tình trạng chốc lở lây từ người này sang người khác. Đối với trẻ nhỏ nên cho trẻ nghỉ học một thời gian ngắn để tránh lây cho các trẻ khác.
  • Chú ý vệ sinh các loại vật dụng, quần áo của bệnh nhân thường xuyên. Đồng thời cần chú ý tránh sử dụng chung các vật dụng cá nhân để không làm lây nhiễm bệnh chốc lở cho người khác.
  • Người bị chốc lở cũng cần chú ý rửa tay thường xuyên để đảm bảo vệ sinh, cắt ngắn móng tay để tránh nguy cơ xây xát ngoài da do gãi. Khi bôi thuốc mỡ, kem kháng sinh cần mang găng tay để tránh dây sang vùng da khác.
điều trị chốc lở bằng thuốc
Khi bị chốc lở cần dùng thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ, tránh dùng thuốc bừa bãi, tùy tiện

Chốc lở là một trong những bệnh ngoài da do vi khuẩn có khả năng lây nhiễm nếu như không có các biện pháp phòng tránh lây nhiễm và điều trị sớm. Tốt nhất khi bị chốc lở, bệnh nhân cần chú ý thăm khám và điều trị sớm tại các cơ sở y tế để giúp kiểm soát tình trạng bệnh được tốt hơn. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Bạn đã biết gì về bệnh chốc lở?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *