Bệnh tổ đỉa hay còn gọi là bệnh chàm. Đây là một căn bệnh ngoài da thường xảy ra ở  ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón, Bệnh thường gặp ở tuổi từ 20 đến 40, nam nữ có tỷ lệ bằng nhau. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh tổ đỉa nhưng một số yếu tố chính liên quan thường là do dị ứng với hóa chất trong sinh hoạt, trong nghề nghiệp như xăng dầu, xà phòng, xi măng, do nhiễm khuẩn trong khi tiếp xúc với bùn đất, nước bẩn hay gặp nhất là do liên cầu trùng trong thể tổ đỉa nung mủ; do dị ứng với nhiễm nấm ở kẽ chân; do thay đổi thời tiết theo mùa, do ảnh hưởng của ánh sáng và nóng ẩm. Vậy làm thế nào để nhận biết bệnh tổ đỉa để và chữa bệnh tổ đĩa sớm nha!

nhan-biet-va-cach-phan-biet-benh-to-dia-voi-benh-khac1

Nhận biết và cách phân biệt bệnh tổ đĩa với bệnh khác 

1/ Các triệu chứng nhận biết bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa là căn bệnh viêm da cơ địa rất phổ biến, có thể gặp ở bất kì đối tượng nào và lứa tuổi nào. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày. Khi mắc bệnh tổ đỉa thường có những triệu chứng cụ thể, dễ nhận biết, cụ thể như sau:

Thông thường bệnh thường biểu hiện một số các triệu chứng như sau
– Ngứa: hiện tượng này được thấy đầu tiên, thường ngứa nhiều về đêm, hay tái phát nhất là vào mùa hè.
– Do ngứa nên  gãi làm xuất hiện mụn mủ, vết chợt, bàn tay chân có khó sưng táy nhiễm khuẩn thứ phát, hạch nách, bẹn sưng.
Các dạng tổ đỉa thường thấy
– Tổ đỉa thể giản đơn: tổn thương là mụn nước sâu ở vị trí trên.
– Tổ đỉa nhiễm khuẩn: có mụn mủ, chợt loét, sưng viêm tấy.
– Tổ đỉa thể khô: lòng bàn tay chân có đảm đỏ róc vẩy.

2/ Cách phân biệt bệnh tổ đĩa với một số bệnh khác

Thông thường, bệnh tổ đỉa có những biểu hiện và triệu chứng bên ngoài tương đối giống với những bệnh ngoài da khác. Chính vì vậy, nhiều người bị nhầm lẫn bệnh tổ đỉa với những bệnh ngoài da khác. Từ đó khiến cho việc điều trị bệnh cũng trở nên khó khăn và lâu khỏi bệnh hơn. Dưới đây là một số bệnh ngoài da tương tự bệnh tổ đỉa, bạn cần tham khảo để biết cách phân biệt, tránh nhầm lẫn.

nhan-biet-va-cach-phan-biet-benh-to-dia-voi-benh-khac1

* Bệnh ghẻ
– Vị trí kẽ ngón tay, ngấn cổ tay.
– Tổn thương là mụn nước đường hang.
– Nhể khêu bắt được cái ghẻ.
– Ngứa nhiều về đêm.
– Có tính chất lây lan.
* Eczema bàn tay, bàn chân:
– Vị trí thường ở mặt lưng, mu bàn tay, bàn chân.
– Đám đỏ, nên có mụn nước nhỏ, nông chi chít, tự vỡ.
– Đám tổn thương chợt chảy dịch.
– Lâu ngày liken hoá dày cộm.
Bệnh tổ đỉa là một căn bệnh rất cần được phát hiện sớm và có cách điều trị trước khi bệnh nặng để làm tổn hại cho da một cách trầm trọng. Cần tới bệnh viên ngay nếu như gặp các triệu chứng như trên nhé!
→ Thông tin hữu ích cho người bệnh tổ đỉa:

Bình luận

  1. dinhantoan says: Trả lời

    tôi rất phấn khởi khi đọc được các thông tin này vì tôi cũng bị chàm tổ đỉa,tôi mong được chia sẻ thêm thông tin về địa chỉ chỉ chữa trị của các bạn

  2. Nguyễn ngân says: Trả lời

    Tay e bị nỗi nhìu mục ỡ dưới da càng ngày càng nỗi nhìu k ngứa cũng k có nước các mục càng ngày càng nhô lên e cắt thì bị chãy máu giúp dùm e trịu chứng như z là bệnh gì có phãi tỗ đĩa hay k e cám ơn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *