Trang Chủ » Bệnh Viêm Da » BỆNH VIÊM DA TIẾP XÚC » 7 nguyên nhân viêm da tiếp xúc và cách phòng tránh
7 nguyên nhân viêm da tiếp xúc và cách phòng tránh
Theo các bác sĩ, việc hiểu rõ nguyên nhân viêm da tiếp xúc cũng như áp dụng tốt các biện pháp phòng ngừa là chìa khóa để ngăn chặn bệnh bùng phát. Đặc biệt là tại các thành phố lớn, nơi đông dân cư, có nhiều điều kiện để bệnh bùng phát.
Mặc dù vậy, tình trạng viêm da tiếp xúc vẫn đang có dấu hiệu gia tăng trong cộng đồng do nhiều bệnh nhân vẫn chưa hiểu rõ về bệnh. Điều này dẫn đến lúng túng trong việc phòng tránh những nguyên nhân gây bệnh, nhất là vào một số thời điểm nhạy cảm trong năm, gây ra tình trạng bùng phát dịch viêm da trên diện rộng.

Theo nhiều chuyên gia da liễu, có thể kiểm soát tiến triển của bệnh nếu chúng ta áp dụng đúng phương pháp và biết cách chăm sóc da ngay khi xuất hiện các triệu chứng viêm da tiếp xúc. Hiểu rõ những nguyên nhân cơ bản gây viêm da tiếp xúc là một trong những cách giúp bạn có hướng xử lý phù hợp đối với tình trạng bệnh.
Sơ lược về bệnh viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là tình trạng viêm da xảy ra ở da khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các tác nhân gây dị ứng hoặc các chất kích thích gây ra phản ứng trên da. Những dấu hiệu viêm da tiếp xúc có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Viêm da tiếp xúc nếu can thiệp sớm không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tuy nhiên nếu tình trạng viêm kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu.
Dựa theo các dấu hiệu viêm da tiếp xúc mà các bác sĩ chuyên khoa da liễu chia bệnh này thành nhiều dạng khác nhau. Điều này giúp phân loại và lựa chọn được chính xác hơn các phương án điều trị. Những dạng viêm da tiếp xúc phổ biến gồm có viêm da tiếp xúc kích thích, viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc toàn thân.
7 nguyên nhân viêm da tiếp xúc cần đề phòng
Tương tự như nhiều bệnh ngoài da khác, những nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc khá rộng. Tuy nhiên có một số nhóm nguyên nhân đặc biệt phổ biến, khiến nhiều bệnh nhân mắc phải. Những nhóm nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm da tiếp xúc gồm có:
1. Nguyên nhân do cơ địa, di truyền
Đây là nhóm nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các bệnh ngoài da. Người có cơ địa mẫn cảm, bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu, tiền sử trong gia đình có người mắc bệnh viêm da tiếp xúc,… đều có thể dẫn đến tình trạng viêm da cơ địa.
Hệ miễn dịch có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi những tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Khi hệ miễn dịch suy giảm thì các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể. Những trường hợp miễn dịch yếu, dễ mắc các bệnh ngoài da gồm có trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người nhiễm HIV/AIDS,…
Ngoài ra, nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh viêm da tiếp xúc thì tỉ lệ phát bệnh ở những thế hệ kế tiếp là khá cao. Đối với những trường hợp có cả bố hoặc mẹ đều mắc viêm da tiếp xúc thì tỉ lệ di truyền cho con cái khá cao, có thể trên 60%.

2. Tiếp xúc hóa chất trực tiếp
Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất sẽ phá hủy lớp màng bảo vệ da làm da dễ bị tác động bởi các loại vi khuẩn cũng như các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Nguyên nhân viêm da tiếp xúc này cũng có thể gặp ở những người có cơ địa mẫn cảm với hóa chất, người có công việc đặc thù tiếp xúc với các loại hóa chất trong thời gian dài,…
Có rất nhiều hóa chất dễ kích ứng mà da chúng ta tiếp xúc hằng ngày trong sinh hoạt, công việc. Các loại hóa chất dễ gây viêm da tiếp xúc gồm có: hóa chất có tính acid hoặc tính kiềm cao, các loại chất tẩy rửa, dung môi, xăng dầu, thuốc nhuộm, xi măng,…

3. Tác dụng phụ của thuốc Tây y
Sử dụng những loại thuốc Tây giúp tác động nhanh, cải thiện tình trạng bệnh nhưng cũng có tỉ lệ gây ra các phản ứng phụ. Trong đó, một số thuốc có thể làm cho da mất đi lớp bao vệ cần thiết, suy yếu cấu trúc da. Thường gặp nhất gồm:
- Nhóm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau.
- Các thuốc bôi ngoài da, nhỏ mắt, nhỏ mũi.
- Những chất bảo quản trong các loại thuốc này cũng là yếu tố có thể gây ra tình trạng kích ứng da.
Cả những loại thuốc bôi tại chỗ, thuốc uống toàn thân đều có thể gây ra những ảnh hưởng này. Chính vì vậy các bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc và phải tuân thủ chặt chẽ những hướng dẫn cũng như chỉ định từ bác sĩ điều trị.

4. Kích ứng với các loại thực phẩm
Có nhiều loại thực phẩm dễ gây kích ứng da, tạo điều kiện cho nhiều bệnh ngoài da phát triển. Nhiều loại thực phẩm mẫn cảm với cơ địa có thể khiến cho vùng da ở môi, miệng dễ kích ứng và gây ra viêm da tiếp xúc, sưng, ngứa và khó chịu. Những loại thực phẩm dễ gây kích ứng nhất gồm có:
- Một số loại hải sản như tôm, cua, cá, các động vật có vỏ.
- Những loại hạt, đậu mẫn cảm với cơ thể của bệnh nhân.
- Một số loại trái cây, hoa quả.

5. Tiếp xúc với côn trùng
Khá nhiều loại côn trùng có thể gây ra viêm da dị ứng, đặc biệt là những loại côn trùng có thể cắn cũng như tiết dịch. Nếu những loại côn trùng này tiếp xúc với da có thể gây viêm da tiếp xúc tại chỗ rải rác trên cơ thể. Một số loại côn trùng có khả năng gây viêm da tiếp xúc gồm có:
- Kiến ba khoang.
- Ong.
- Một số loại sâu bướm.

6. Yếu tố môi trường
Môi trường sống xung quanh chúng ta có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe. Trong đó, da là một trong những yếu tố tiếp xúc đầu tiên với da. Nếu yếu tố môi trường bất lợi như không khí, đất, nguồn nước ô nhiễm,… gây ra tình trạng kích ứng. Ngoài ra, vào một số thời điểm nhất định như chuyển mùa cũng có những ảnh hưởng nhất định đến nhiệt độ và độ ẩm tác động lên da.

7. Các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp
Không phải bất kỳ sản phẩm chăm sóc da nào cũng phù hợp với làn da của bạn. Do đó nếu sử dụng các sản phẩm quá kích ứng với da của bạn sẽ dễ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt, làm bùng phát các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa.
Ngoài ra, cũng không loại trừ tình trạng sử dụng các loại sản phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe làn da của bạn.
Phòng ngừa viêm da tiếp xúc như thế nào?
Theo bác sĩ Trần Hữu Minh (Bệnh viện Da Liễu Tp.HCM): “Bệnh viêm da tiếp xúc là một trong số những bệnh ngoài da có số người mắc phải rất lớn hiện nay. Theo thống kê, trong khoảng 100 người thì đã có khoảng 40 người mắc bệnh. Bệnh này thường phát triển nhiều vào mùa đông khi nhiệt độ và độ ẩm xuống, da mất dần độ ẩm nên việc bảo vệ da khỏi các nguy cơ gây bệnh cũng trở nên khó khăn hơn.”
Bác sĩ Trần Hữu Minh cũng khuyên chúng ta nên thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng ngừa viêm da tiếp xúc. Cụ thể, bạn nên:
1. Tránh xa yếu tố kích ứng da
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, chất tẩy rửa… Nếu trong trường hợp bắt buộc thì nên dùng găng tay, dụng cụ bảo hộ.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, thường xuyên.
- Áp dụng các biện pháp phòng tránh côn trùng xâm nhập vào nơi ở để tránh trường hợp bị côn trùng tấn công.
- Cẩn thận với các loại thực phẩm có thể gây kích ứng cho da của bạn, nhất là với người có tiền sử quá mẫn với một số loại thực phẩm.
- Nên hạn chế những thức ăn dễ gây dị ứng như: hải sản, thịt bò, thịt gà, rượu bia và các chất kích thích,… Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý với nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho da.
2. Áp dụng các biện pháp chăm sóc da phù hợp
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày bằng sản phẩm phù hợp với da. Chú ý nên dùng các sản phẩm có chiết xuất tự nhiên và không nên tắm bằng nước nóng nhiều sẽ làm da bị khô.
- Mặc các loại quần áo có chất liệu mềm, co dãn, dễ thấm hút mồ hôi…
- Thường xuyên dùng kem dưỡng ẩm để duy trì độ ẩm, lớp màng bảo vệ da khỏi những tác nhân gây hại.
- Bạn nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và phù hợp với làn da của mình. Tốt nhất trong lần đầu tiên sử dụng chỉ nên dùng cho một vùng da nhỏ, nếu không có phản ứng gì mới tiếp tục bôi lên các vùng da khác.
3. Xử lý đúng cách khi có các biểu hiện ban đầu
- Rửa qua vùng da bị kích ứng với nước mát sau đó lau khô bằng khăn sạch, mềm để làm giảm bớt tình trạng kích ứng.
- Nếu có triệu chứng viêm da tiếp xúc thì không nên dùng tay gãi có thể gây trầy xước và nhiễm khuẩn.
- Bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn cặn kẽ cách điều trị bệnh. Dựa theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cách sử dụng thuốc phù hợp.
Hy vọng rằng từ những nguyên nhân viêm da tiếp xúc được chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này. Bạn hãy áp dụng ngay các biện pháp điều trị khi có dấu hiệu bệnh để nhanh chóng hết bệnh. Đồng thời luôn phải có ý thức phòng chống bệnh để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình cũng như những người xung quanh.
Người bệnh nên tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!