Mụn rộp ở môi là một trong những bệnh ngoài da do viêm nhiễm. Không chỉ gây đau rát, khó chịu, mụn rộp ở môi là một trong những bệnh ngoài da ảnh hưởng xấu đến tình trạng thẩm mỹ, đặc biệt gây ra những ảnh hưởng khó chịu cho làn da. Đâu là những nguyên nhân gây mụn rộp ở môi? Xử trí căn bệnh khó chịu này như thế nào?
Sơ nét về tình rạng mụn rộp ở môi
Virus herpes là một trong những loại virus có khả năng gây bệnh ở con người và động vật. Đây là một trong những loại virus lớn có cấu trúc DNA, ngoài ra còn có lớp vỏ protein, màng lipid kép và mRNA. Đặc điểm của virus herpes là khả năng xâm nhập vào tế bào chủ đồng thời có khả năng tự nhân lên. Trong số các loại virus herpes thì virus herpes simplex (HSV) là chủng virus có khả năng gây ra các vết lở, loét trên môi.
Người bị nhiễm virus herpes ở môi có thể xuất hiện một số biểu hiện như:
- Xuất hiện những nốt mụn nước sưng phồng, kích thước nhỏ tại môi của bệnh nhân. Mụn nước cũng có thể rải rác xung quanh khu vực miệng.
- Vùng da bị phồng ở môi thường kèm theo dấu hiệu sưng to, ửng đỏ. Tại vùng da này cũng có cảm giác ngứa ngáy khó chịu và đau rát.
- Sau một thời gian các mụn nước này có thể bị vỡ do gãi, bóc, gỡ hoặc tự vỡ. Khi mụn nước vỡ ra sẽ tạo thành những vết loét trên môi.
- Các vết loét do mụn nước vỡ thường tồn tại khoảng vài ngày sau đó bắt đầu đóng lại thành các vảy trên vùng môi của người bệnh.
- Tùy theo mức độ tiến triển của bệnh, hướng điều trị cụ thể mà tình trạng herpes trên da có thể kéo dài từ khoảng 1 – 2 tuần.
Một trong những điểm đáng lưu ý ở virus herpes simplex là sau khi điều trị khỏi mụn rộp, virus vẫn còn có thể tái phát lại. Sau khi điều trị, virus herpes simplex bắt đầu di chuyển từ vị trí bệnh theo các dây thần kinh cảm giác, đến các rễ thần kinh và tế bào thần kinh để trú ẩn. Virus có thể tạm ngưng hoạt động nhưng bệnh nhân vẫn mang theo virus suốt đời và có thể tái phát nếu có điều kiện thích hợp. Do đó cần chú ý phòng tránh virus herpes simplex để ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.
Những nguyên nhân gây mụn rộp ở môi do virus herpes
Virus herpes simplex gây mụn rộp ở môi có thể lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gián tiếp. Thông thường, mụn rộp ở môi do virus có thể lây qua một số con đường chủ yếu như:
- Có quan hệ tình dục không qua đường miệng mà không có dụng cụ bảo vệ. Khi quan hệ bằng miệng, khả năng bị lây mụn rộp ở môi do virus herpes là rất cao.
- Có vết thương hở tại vùng miệng, tạo điều kiện cho virus herpes tiếp xúc trực tiếp qua miệng vết thương.
- Lây nhiễm gián tiếp khi sử dụng chung các loại vật dụng, nhất là vật dụng cá nhân có tiếp xúc trực tiếp với da. Đặc biệt là khi sử dụng chung dao cạo râu, dùng chung các dụng cụ ăn uống như muỗng, đũa,…
- Các hoạt động tiếp xúc với môi như hôn môi cũng có thể khiến cho virus herpes simplex lây qua môi.
- Lây nhiễm sang trẻ sơ sinh trong khi sinh qua các vết thương, xây xát.
Ngoài ra, một số trường hợp dễ mắc virus herpex simplex hơn so với những trường hợp khác, bao gồm: phụ nữ đang có sức đề kháng kém, trẻ em, người bị nhiễm HIV,… Những trường hợp này thường có sức đề kháng và khả năng miễn dịch không tốt, do đó dễ mắc phải virus herpes hơn so với những người khác.

Các biện pháp phòng tránh mụn rộp ở môi
Tất cả các biện pháp phòng tránh mụn rộp ở môi do virus herpes simplex đều phải tuân thủ nguyên tắc chung là tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các nguồn lây bệnh. Cụ thể, bạn nên ghi nhớ một số lưu ý sau:
- Không được sử dụng chung các loại vật dụng cá nhân với người bị nhiễm virus herpes để phòng tránh lây nhiễm.
- Không quan hệ tình dục với bệnh nhân đã biết bị nhiễm virus herpes hoặc nghi nhiễm, có biểu hiện mụn rộp ở môi.
- Không tiếp xúc với các dịch của bệnh nhân bằng bất cứ hình thức nào, bao gồm tiếp xúc trực tiếp và tiếp xúc gián tiếp.
- Chú ý vệ sinh cơ thể thường xuyên và đúng cách để đảm bảo sức khỏe, phòng ngừa các bệnh.
- Khi có các dấu hiệu bất thường cần chú ý thăm khám nam khoa, phụ khoa để được chẩn đoán và có những hướng dẫn phù hợp.
Với một số nguyên nhân gây mụn rộp ở môi và những biện pháp phòng tránh, hi vọng bạn có thể hiểu thêm về căn bệnh khó chịu này, từ đó có các biện pháp nhận diện cũng như phòng tránh phù hợp nhất. Chúc bạn sớm cải thiện tình trạng này.
Một số thông tin hữu ích về các bệnh ngoài da
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!