Bạch biến là căn bệnh ngoài da làm cho da người bệnh bị mất màu, làm mất thẩm mỹ rất lớn. Thông thường bệnh hay gặp ở bàn tay, mặt, nách và cổ. Căn bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng khiến người bệnh cảm thấy xấu hổ, tự ti. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện của bệnh và cách chữa trị bệnh như thế nào? Xin mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây!

1/ Bệnh bạch biến có nguy hiểm không?

Bạch biến được xem là một căn bệnh viêm da cơ địa khá phổ biến, là tình trạng rối loạn cấu trúc dưới da làm cho vùng da bị tổn thương và mất đi các hắc sắc tố melamin. Nhưng vùng da này thường không có màu mà trắng bạch. Căn bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe người bệnh. Chúng ta có thể chung sống với người bệnh bạch biến bình thường.

nguyen-nhan-gay-benh-bach-bien-la-gi1

Tuy nhiên, với những biểu hiện như da không đều màu ảnh hưởng rất lớn đến chức năng thẩm mỹ. Hầu hết người bệnh bạch biến thường bị tổn thương về mặt tâm lý, ngại ngùng, tự ti, không dám tiếp xúc với người khác. Chính vì vậy, với những ai bị bệnh bạch biến thì nên động viên, giúp đỡ họ vượt qua mặc cảm, không nên chế nhạo, chê cười họ.

Có thể bạn đang tìm kiếm thông tin → Bệnh bạch biến có lây không? Lây qua đường nào?

2/ Nguyên nhân gây bạch biến

Hiện nay, vẫn chưa xác định được được nguyên nhân chính gây ra bệnh bạch biến. Tuy nhiên, dưới đây là một số yếu tố gây bệnh, cụ thể như:

nguyen-nhan-gay-benh-bach-bien-la-gi2

– Yếu tố di truyền chiếm khoảng 30%, với những đứa trẻ có cha mẹ bị bệnh bạch biến thì nguy cơ mắc bệnh bạch biến sẽ cao hơn so với những đứa trẻ khác.

– Những yếu tố khiến cho bệnh trở nên nặng hơn như stress, căng thẳng trong công việc và cuộc sống hàng ngày.

– Mắc một số bệnh lý như thiếu máu ác tính, các vấn đề về tuyến giáp. Đây cũng là yếu tố làm cho bệnh bạch biến trở nên nặng nề hơn.

– Thường xuyên tiếp xúc với với một số chất độc hại như phenol, thiol

– Ngoài ra, một số yếu tố như khí hậu, mặc quần áo bịt kín, khó thấm mồ hôi sẽ khiến cho bệnh thêm trầm trọng hơn.

3/ Triệu chứng của bệnh bạch biến

+ Vùng da phơi ra ánh sáng thường là một đốm hoặc một mảng có màu trắng bệch.

+ Vùng da không phơi ra ánh sáng thường là một đốm hoặc một mảng có màu cà phê sữa, màu đất. Trên vùng da bị bệnh thường có vảy mịn, cạo ra có màu trắng như bột phấn.

+ Bệnh thường không gây ngứa, tuy nhiên khi ra nắng nhiều và đổ mồ hôi nhiều sẽ có thể gây ngứa.

4/ Điều trị bệnh bạch biến như thế nào?

Hiện nay chưa xác định được nguyên nhân chính gây bệnh bạch biến. Vì vậy, việc chữa bệnh cũng gặp nhiều khó khăn, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Thông thường, bệnh chỉ được điều trị để làm giảm các triệu chứng bằng các phương pháp sau:

nguyen-nhan-gay-benh-bach-bien-la-gi3

+ Bôi thuốc corticoid: Bôi thuốc là phương pháp đơn giản nhất, tuy nhiên chỉ giúp làm miễn dịch tại chỗ da bị bệnh cho người bệnh.

+ Quang hóa trị liệu: Với phương pháp này được hiểu là dùng thuốc làm tăng cảm ứng với ánh sáng như uống hoặc bôi Psoralen. Đồng thời, kết hợp với việc chiếu tia tử ngoại giúp điều trị bệnh.

+ Ghép da: Nếu thực hiện các phướng pháp trên không thành công thì biện pháp cuối cùng đó là ghép da hoặc cấy tế bào sắc tố.

→ NGƯỜI BỆNH BẠCH BIẾN CẦN LƯU Ý:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *