Trang Chủ » BỆNH TỔ ĐỈA » 7 Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa khiến ai cũng giật mình
7 Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa khiến ai cũng giật mình
Nguyên nhân bệnh tổ đỉa do đâu?, làm thế nào để xác định rõ các tác nhân gây bệnh. Để từ đó đưa ra các biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời trước khi bệnh có những chuyển biến xấu đi.
Bệnh tổ đỉa được xếp là một trong những loại bệnh chàm mà ai trong chúng ta cũng có thể mắc phải. Đó là những vết mụn nước to hoặc nhỏ xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, mép bàn tay hoặc bàn chân. Nhưng điều đặc biệt là sự phát triển của bệnh sẽ không vượt quá cổ tay và cổ chân, đặc điểm này giúp bạn dễ dàng phân biệt bệnh tổ đỉa với những loại bệnh ngoài da thường gặp khác. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn thông tin về những nguyên nhân bệnh tổ đỉa thường gặp nhưng không phải ai cũng biết.

7 Nguyên nhân bệnh tổ đỉa thường gặp
Để lựa chọn được cách điều trị bệnh tận gốc, bác sĩ sẽ phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Việc điều trị bệnh từ nguyên nhân không những giúp điều trị các triệu chứng mà còn giúp hạn chế khả năng quay lại và tái phát của bệnh. Theo các chuyên gia da liễu, bạn dễ mắc phải bệnh tổ đỉa do các nguyên nhân sau:
1/ Do cơ địa nhạy cảm
Da có nhiệm vụ bao bọc, bảo vệ cho cơ thể nhưng bộ phận này cũng khá nhạy cảm bởi những tác động từ bên ngoài. Theo nhiều bác sĩ da liễu thì da của chúng ta rất dễ bị kich ứng và xảy ra hiện tượng rối loạn da. Nhiều người có cơ địa nhạy cảm thì khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh rất dễ có dấu hiệu của bệnh tổ đỉa vào bất cứ thời điểm nào.
2/ Nguyên nhân bệnh tổ đỉa do di truyền
Việc mắc bệnh tổ đỉa hay không cũng phụ thuộc nhiều vào gen quy định, tức là bệnh này có thể di truyền. Nếu trong gia đình mắc bệnh thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn người khác. Theo tính toán thì nếu cha mẹ mắc bệnh thì tỉ lệ con cái mắc bệnh lên tới 50%. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu mà nhiều bệnh nhân gặp phải. Thông thường bệnh xuất phát do nguyên nhân này cũng rất khó kiểm soát.

3/ Do môi trường sống
Chính những tác nhân như khói, bụi, môi trường bị ô nhiễm là nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa chủ yếu, các tác nhân này sẽ dần dần tác động làm lớp màng bảo vệ da yếu đi. Đây là điều kiện thuận lợi để các bệnh ngoài da phát triển trong đó có bệnh tổ đỉa. Bên cạnh yếu tố môi trường thì việc thường xuyên tiếp xúc với lông thú nuôi, phấn hoa… cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh và làm cho những biểu hiện bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Vì vậy chúng ta cần phải chú ý bảo vệ da, tránh những tác hại từ môi trường sống làm da yếu đi và dễ dàng mắc bệnh.
4/ Do chế độ ăn uống
Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân gây bệnh mà chúng ta gặp phải nhiều nhất. Phần lớn chúng ta không có hiểu biết đầy đủ về những gì nên ăn và không nên ăn, trong khi thực phẩm chính là nguyên nhân gây bệnh ngoài da mà hầu như ai cũng gặp phải. Những loại thực phẩm như hải sản, đậu phộng, sữa, thức ăn cay nóng, rượu bia và các chất kích thích… làm tăng cac phản ứng trên da có thể làm xuất hiện bệnh và làm cho những biểu hiện bệnh ngày một trầm trọng hơn.

Bạn cần phải hiểu được cơ thể mình phản ứng với loại thực phẩm nào để dễ dàng hơn trong việc xây dựng chế độ ăn hàng ngày. Lưu ý nên thường xuyên bổ sung các dưỡng chất có lợi cho da từ việc ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng lại bị nhiều bạn bỏ qua khiến cho da dần yếu đi và gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
5/ Do dị ứng hóa chất
Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa… cũng dễ làm lớp màng bảo vệ da bị yếu đi, da nhạy cảm hơn. Lúc này da bị tấn công bởi hàng loạt các triệu chứng của các bệnh ngoài da, trong đó không thể không nhắc đến nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa.

6/ Do nhiễm khuẩn
Da của chúng ta chịu ảnh hưởng và bị chi phối sâu sắc bởi những tác nhân từ môi trường bên ngoài. Nếu tiếp xúc với ổ bệnh hoặc môi trường bị ô nhiễm trong thời gian dài thì da của bạn sẽ có khả năng mắc bệnh rất cao. Vì việc tiếp xúc lâu dài sẽ làm cho da bị viêm nhiễm, sức đề kháng của da cũng như cơ thể có dấu hiệu suy giảm. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các tác nhân xâm nhập và gây ra các tổn thương trên da, trong đó không thể không nhắc tới nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa.
7/ Do sử dụng thuốc bừa bãi
Chúng tôi đã từng nhấn mạnh rất nhiều lần về việc chúng ta khi dùng thuốc phải có sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng cũng như thay đổi các thành phần, liều lượng trong toa thuốc được bác sĩ chỉ định. Vì trong quá trình sử dụng thuốc sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ mà chúng ta không thể ngờ đến, trong đó có những tác động không tích cực đối với da. Cụ thể thuốc Tây có thể làm hạn chế quá trình sản sinh tế bào mới, làm gia tăng khả năng mắc các bệnh viêm da cơ địa, bệnh chàm… Trong đó bệnh tổ đỉa là một trong những trường hợp bệnh rất dễ mắc phải.
→ Chúng ta có thể thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa mà bạn không thể ngờ tới. Việc xác định nguyên nhân gây bệnh đòi hỏi phải có sự tham gia của những người thực sự có chuyên môn, chính vì vậy bạn cần
Ai dễ mắc bệnh tổ đỉa
Đối tượng dễ mắc bệnh tổ đỉa là một trong những thông tin rất quan trọng, được nhiều người quan tâm. Chúng tôi đã đến gặp bác sĩ Nguyễn Văn Bình (Bệnh viện Da liễu TƯ) và nhận được câu trả lời như sau: “Những biểu hiện của bệnh tổ đỉa có thể xuất hiện với bất kì ai do nguyên nhân gây bệnh khá phổ biến. Nhưng theo thống kê cũng như thực tế bệnh viện chúng tôi trong khoảng từ 20 đến 40 tuổi là thời điểm mà chúng ta dễ bị tấn công bởi các nguyên nhân gây bệnh. Nhiều người mắc bệnh nhưng lại chủ quan làm cho tình trạng bệnh càng khó kiểm soát hơn.”
Các nhà khoa học cũng khẳng định phụ nữ dễ mắc bệnh tổ đỉa hơn vì chị em thường xuyên vì da của chị em có cấu tạo mỏng hơn, dễ bị tác động bởi các tác nhân gây bệnh.
Cách phòng ngừa nguyên nhân bệnh tổ đỉa
Theo những nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa mà chúng ta đã được tìm hiểu thì bệnh có thể xuất hiện bất kì lúc nào. Chính vì vậy mà các chuyên gia da liễu thường đưa ra lời cảnh báo về nguy cơ mắc bệnh và khuyên chúng ta cần thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng tránh. Sau đây là những điều mà bạn cần phải áp dụng thường xuyên:

- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất, chất tẩy rửa… Trong trường hợp bắt buộc thì cần dùng bao tay cũng như các biện pháp phòng vệ.
- Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, sử dụng nguồn nước bẩn… Vì các loại vi khuẩn sẽ âm thầm tấn công và gây bệnh vào thời điểm bạn không thể ngờ tới.
- Vệ sinh thân thể thật sạch, nhất là ở lòng bàn tay và bàn chân. Sau khi vệ sinh cũng nên lau thật khô để tránh vi khuẩn có thể phát sinh và gây bệnh.
- Xây dựng một chế độ ăn uống thật phù hợp vừa giúp nâng cao sức khỏe vừa tăng cường khả năng phòng chống bệnh. Bên cạnh những dưỡng chất cần thiết, bạn nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho da. Đồng thời nên hạn chế dùng thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia và các chất kích thích có thể tác động không tốt đến làn da của bạn.
- Khi có dấu hiệu bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị, tuyệt đối không được chủ quan và để bệnh nặng mới chữa. Lúc đó những biểu hiện bệnh đã phát triển nên việc kiểm soát bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn.
Chúng ta vừa điểm danh những nguyên nhân bệnh tổ đỉa mà chúng ta vẫn thường gặp nhất. Hy vọng rằng từ những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh cũng như cách điều trị, phòng chống nếu không may mắc phải. Đừng quá lo lắng có thể làm bệnh trầm trọng hơn, bạn hãy thật sự bình tĩnh để tìm hiểu cách chữa bệnh hiệu quả nhất.
BTV Thùy Linh
Người bệnh nên tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!