Trang Chủ » BỆNH TỔ ĐỈA » Phụ huynh cần biết gì về bệnh tổ đỉa ở trẻ em?
Phụ huynh cần biết gì về bệnh tổ đỉa ở trẻ em?
Thông thường, nấm tổ đỉa phổ biến ở người lớn hơn so với trẻ em. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp nấm tổ đĩa ở trẻ em xảy ra trong cuộc sống. Tình trạng này khiến cho không ít ông bố bà mẹ lúng túng, gặp nhiều khó khăn trong xử lý và điều trị cho bé.

Dù là bệnh ngoài da không nguy hiểm nhưng nấm tổ đỉa ở trẻ em có thể gây ra nhiều khó chịu với trẻ, khiến trẻ ngứa ngáy, quấy khóc thường xuyên và khiến nhiều trẻ mất ngủ, bỏ ăn. Điều này gây ra ảnh hưởng không tốt đến trẻ, nhất là trong giai đoạn trẻ đang phát triển.
Tổng quan bệnh nấm tổ đỉa ở trẻ
1. Nấm tổ đỉa ở trẻ em là gì?
Bệnh nấm tổ đỉa (Dyshidrosis) ở trẻ em là một loại viêm da có các dấu hiệu đặc trưng là mụn nước trên da. Trẻ mắc bệnh tổ đỉa có thể gặp phải tình trạng ngứa ngáy, khó chịu trên một số vị trí đặc thù như:
- Rìa bàn tay, rìa ngón tay.
- Rìa bàn chân, rìa ngón chân.
- Đầu ngón tay ngón chân.
- Thương tổn và mụn nước trên da do bệnh tổ đỉa không kéo dài quá cổ tay hoặc mắt cá chân.
Tùy theo từng trường hợp cụ thể của bệnh nhân mà tình trạng nấm tổ đỉa có thể kéo dài khoảng 3 tuần và biến mất hoặc tái đi tái lại nhiều lần trên da, trở thành tình trạng bệnh mãn tính, dai dẳng, âm ỉ và khó chữa.
2. Nguyên nhân gây bệnh nấm tổ đỉa do đâu?
Bệnh tổ đỉa ở trẻ em có thể bùng phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đến nay vẫn chưa thể thống kê chính xác và đầy đủ các nguyên nhân gây bệnh nấm tổ đỉa. Tuy nhiên có một số nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao được nhiều chuyên gia đồng tình như:
- Da của trẻ có tiếp xúc với các hóa chất có khả năng kích thích da. Thường gặp nhất là các loại sản phẩm chăm sóc da, các loại chất tẩy rửa, các loại dung môi,…
- Tình trạng căng thẳng, bức bối, khó chịu ở trẻ cũng có thể là yếu tố thúc đẩy nấm tổ đỉa xảy ra.
- Rửa tay chân hoặc tắm quá nhiều, đặc biệt là tắm với nước nóng thường xuyên cũng dễ khiến cho da bé bị khô, dễ bùng phát bệnh tổ đỉa và các bệnh ngoài da khác.
- Tiếp xúc với nguồn nước bẩn, đất bẩn, môi trường sống nhiều bụi,… cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe làn da và khiến cho tổ đỉa bùng phát.
- Các yếu tố thời tiết, đặc biệt là thời tiết lạnh có thể khiến cho tình trạng da trở nên khô ráp và khó chịu hơn, dễ làm bùng phát các bệnh ngoài da như nấm tổ đỉa.
- Trẻ có da bị đổ mồ hôi nhiều cũng có thể khiến cho nhiều bệnh ngoài da có khả năng bùng phát, bao gồm cả bệnh tổ đỉa.

3. Bệnh nấm tổ đỉa ở trẻ em có ảnh hưởng gì?
Nấm tổ đỉa không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng đặc biệt khó chịu khi xuất hiện ở trẻ em. Tình trạng nấm tổ đỉa trên da của trẻ có thể kéo dài và lặp đi lặp lại theo từng đợt, nhất là khi các dấu hiệu bệnh đã chuyển sang dạng mãn tính.
Bệnh nấm tổ đỉa nếu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng khô, bong tróc, dày da. Một số trường hợp có thể gây ngứa, đau rát, khó chịu cho bệnh nhân. Không chỉ gây ra tình trạng khó chịu ngoài da, khi bệnh xuất hiện ở trẻ nhỏ còn có thể gây khó ngủ, kén ăn, khiến cho bé quấy khóc. Tùy theo tình trạng bệnh và cơ địa của trẻ mà bệnh nấm tổ đỉa có thể biến mất sau một thời gian hoặc kéo dài dai dẳng cho đến tuổi trưởng thành.
Chẩn đoán và điều trị bệnh nấm tổ đỉa ở trẻ em
1. Chẩn đoán bệnh nấm tổ đỉa ở trẻ
Bệnh nấm tổ đỉa ở trẻ thường được chẩn đoán bằng các dấu hiệu lâm sàng trên da kết hợp với các biện pháp xét nghiệm da khác. Tình trạng nấm tổ đỉa ở trẻ em có thể được các bác sĩ thực hiện các biện pháp chẩn đoán phân biệt với một số bệnh ngoài da khác để giúp loại trừ một số bệnh ngoài da có biểu hiện tương tự, gần giống.
2. Điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em
Điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em thường được áp dụng điều trị bằng nhiều biện pháp phối hợp khác nhau như điều trị bằng thuốc, điều trị bằng các biện pháp chăm sóc da, điều chỉnh một số yếu tố trong sinh hoạt. Thông thường, hướng điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em gồm có nhiều biện pháp như:
- Điều trị tại chỗ bằng steroid giúp cải thiện tình trạng bệnh tổ đỉa ở trẻ em, giảm các triệu chứng ngứa, thương tổn và mụn nước ngoài da. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này cần thận trọng vì một số loại steroid không được chỉ định điều trị trong thời gian dài.
- Sử dụng dung dịch ngâm rửa với nồng độ loãng như kali permanganat, giúp làm khô các mụn nước, cải thiện các triệu chứng ngứa, khó chịu do bệnh tổ đỉa. Các dung dịch này cũng giúp loại bỏ các loại loại vi khuẩn gây hại cho da, điển hình là vi khuẩn Staphylococcus aureus.
- Các loại thuốc kháng histamine cũng được chỉ định điều trị trong một số trường hợp để giúp cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.
- Những trường hợp nặng có thể được điều trị bằng steroid toàn thân để giúp cải thiện các triệu chứng của tổ đỉa trên da.

3. Một số lưu ý trong sinh hoạt và chăm sóc da
Trong thời gian trẻ bùng phát các dấu hiệu của bệnh tổ đỉa, trẻ cần được áp dụng các biện pháp chăm sóc da cũng như điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho phù hợp. Phụ huynh khi chăm sóc trẻ bị tổ đỉa cần chú ý một số vấn đề sau:
- Vệ sinh da cho bé đúng cách, hạn chế việc chà xát da quá mạnh sẽ khiến cho thương tổn tại vùng da bị tổ đỉa nặng hơn.
- Tránh tắm với nước quá nóng, tắm quá lâu vì sẽ khiến da dễ bị khô rát, bong tróc, mất đi độ ẩm cần thiết.
- Khi lựa chọn các sản phẩm cho bé, nhất là sản phẩm chăm sóc da cần chú ý chọn lựa những loại sản phẩm tính tẩy thấp, trung tính, dành riêng cho da của bé.
- Không để cho da ẩm ướt quá mức, đặc biệt là sau khi tắm, sau khi ra mồ hôi,… phải vệ sinh da và lau khô với khăn mềm.
- Tránh để bé tiếp xúc với các hóa chất, đặc biệt là các chất tẩy mạnh, có khả năng ảnh hưởng xấu đến da.
- Không để bé nghịch đất bẩn, nước bẩn, chú ý vệ sinh nhà cửa, các vật dụng mà bé thường xuyên tiếp xúc.
- Khi thời tiết thay đổi cần chú ý bảo vệ da cho bé với các loại trang phục phù hợp.
Bệnh nấm tổ đỉa ở người lớn và trẻ em đều ít nhiều gây ra những phiền toái. Tuy nhiên, khi bệnh bùng phát ở trẻ thường có mức độ khó chịu cao hơn. Bên cạnh việc điều trị sớm cho trẻ, phụ huynh cũng cần kết hợp song song các biện pháp chăm sóc và bảo vệ da cho bé để tránh được những ảnh hưởng không mong muốn do bệnh gây ra. Hi vọng những thông tin trên có thể giúp phụ huynh hiểu thêm và có hướng xử trí phù hợp với bệnh nấm tổ đỉa.
Một số thông tin cần biết về bệnh viêm da cơ địa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!