Trang Chủ » Bệnh chàm cơ địa » Mẹo loại bỏ bệnh chàm khô ở đầu ngón tay nhanh chóng
Mẹo loại bỏ bệnh chàm khô ở đầu ngón tay nhanh chóng
Chàm khô ở đầu ngón tay không nguy hiểm như nhiều bệnh khác tuy nhiên rất khó chịu và ảnh hưởng thẩm mỹ cũng như nhiều phiền phức khác trong cuộc sống. Điểm qua một số mẹo chữa chàm khô đầu ngón tay dưới đây có thể giúp bạn lấy lại làn da đẹp và đẩy lùi bệnh.

I. Vì sao bị mắc bệnh chàm khô ở ngón tay?
Chàm ở tay có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là những nguyên nhân liên quan đến cơ địa và môi trường sống. Theo Bác sĩ Võ Thị Bạch Sương, Giảng viên Khoa Da liễu – Đại học Y Dược TPHCM, có một số nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến bệnh chàm khô ở đầu ngón tay gồm có:
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh chàm, bệnh ngoài da và một số bệnh lý mạn tính, bệnh tự miễn khác
- Bản thân cơ địa của bệnh nhân nhạy cảm, tiền sử người bệnh dễ bị dị ứng, sức đề kháng của bệnh nhân không khỏe
- Người bệnh từng có tiền sử mắc các bệnh gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như bệnh hô hấp, hen suyễn, xoang, các bệnh về gan, tiêu hóa,…
- Ảnh hưởng từ môi trường sống như khói bụi, các loại hóa chất, các tác nhân gây dị ứng
- Ngoài ra, chế độ sinh hoạt sử dụng nhiều chất kích thích, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, gây dị ứng,…

# Biểu hiện của bệnh chàm khô ở tay
Chàm khô là một dạng của bệnh eczema, một dạng viêm da gây tổn thương bề mặt do các phản ứng nội sinh của hệ miễn dịch và các phản ứng ngoại sinh bên ngoài cơ thể. Khác với chàm thông thường, bệnh chàm khô có một số đặc điểm khác biệt nhất định.
- Với bệnh chàm thông thường, da của bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng mụn nước, có chứa dịch, mủ. Khi gãi hoặc chà xát mạnh thì các mụn này dễ vỡ, gây chảy mủ, dịch tiết, chảy máu và nhiễm trùng da. Người bệnh còn có thể có tình trạng đóng vảy sần và có tình trạng mủ nước trên da.
- Riêng bệnh chàm khô có những đặc điểm khác biệt so với chàm thường là vùng da xuất hiện các mảng màu đỏ. Bệnh thường tiến triển theo từng giai đoạn gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Khi bệnh tiến triển nặng sẽ gây khô, bong tróc và nứt nẻ thành từng mảng trên da.
Chàm khô ở tay thường tiến triển theo 3 giai đoạn là cấp, bán cấp, khô da. Mỗi giai đoạn có những biểu hiện riêng biệt bao gồm:
- Giai đoạn cấp: đầu ngón tay có biểu hiện hồng ban, phù nề, đóng mài và tiết dịch
- Giai đoạn bán cấp: khô và nứt nẻ đầu ngón tay
- Giai đoạn khô da: da có dấu hiệu khô thường xuyên kèm theo dày da và ngứa ngáy, nứt nẻ. Trường hợp nứt nẻ nặng có thể rướm máu, chảy máu ngoài da

# Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay có nguy hiểm không
Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay không nguy hiểm, tuy nhiên bệnh nhân mắc bệnh vẫn gặp phải rất nhiều ảnh hưởng và phiền toái trong cuộc sống do da thường xuyên bị ngô, ngứa, nứt nẻ bong tróc thậm chí chảy máu, gây ra nhiều khó chịu.
Người mắc bệnh này cũng gặp nhiều khó chịu về mặt thẩm mỹ, ảnh hưởng lớn đến tâm lý, gây ra nhiều trở ngại không mong muốn trong công việc và cuộc sống do vị trí đầu ngón tay tham gia vào rất nhiều hoạt động, công việc. Nếu bệnh xuất hiện ở nữ giới thì sẽ càng gây ra nhiều trở ngại hơn. Do đó việc can thiệp sớm khi có các dấu hiệu chàm khô ở đầu ngón tay là rất quan trọng và cần thiết.
II. Mẹo chữa bệnh chàm ở đầu ngón tay hiệu quả
Tác dụng chính của các biện pháp chữa bệnh chàm bằng mẹo dân gian là an toàn, ít tác dụng phụ so với các loại thuốc điều trị. Các phương pháp này cũng tương đối đơn giản, dễ áp dụng và điều trị với những nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm. Có thể điểm qua một số mẹo chữa bệnh chàm ở đầu ngón tay tự nhiên bao gồm:
1. Dùng dầu dừa chữa chàm khô
Dầu dừa là thành phần tự nhiên chứa nhiều thành phần có lợi cho làn da như antimicrobial, antibacterial, anti – fungal,… giúp kháng khuẩn ngoài da đồng thời thúc đẩy chữa lành tổn thương. Đây là thành phần có lợi cho người bị các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, bệnh chàm, vảy nến. Cách sử dụng khá đơn giản, gồm các bước sau:
Chuẩn bị
- Dầu dừa nguyên chất đủ dùng
Thực hiện
- Vệ sinh da tay sạch sẽ trước khi sử dụng dầu dừa
- Cho một ít dầu dừa với lượng bằng đầu ngón tay sau đó xoa lên các đầu ngón tay
- Xoa đều trong khoảng 30 phút để dầu dừa thấm đều và làm mềm da
- Sau khi sử dụng dầu dừa thì rửa lại với nước sạch
- Cách này có thể giúp bạn giảm đáng kể các triệu chứng chàm ngoài da, giúp da được dưỡng ẩm, giảm khô, mềm và tái tạo da

2. Dùng khoai tây chữa chàm khô
Khoai tây là thành phần rất có lợi cho làn da vì chứa nhiều nước, các thành phần như tinh bột, cellulose, vitamin các loại,… Dùng khoai tây có thể giúp bổ sung độ ẩm tự nhiên cho làn da, giúp da mềm, thúc đẩy oxy hóa các chất bẩn và loại bỏ các chất độc hại nhanh hơn. Từ đó cải thiện đáng kể sức khỏe của làn da ở bệnh nhân mắc chàm khô. Bạn có thể dùng khoai tây theo các bước sau:
Chuẩn bị:
- Khoai tây tươi 1 củ
- Gạc sạch
Thực hiện:
- Rửa sạch khoai tây, có thể ngâm nước muối, sau đó gọt bỏ phần vỏ
- Luộc hoặc hấp khoai tây cho chín rồi đem phần khoai tây đã luộc nghiền nát
- Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi sử dụng khoai tây
- Đắp khoai tây nghiền vào vùng da chàm khô trên ngón tay sau đó quấn gạc sạch băng lại khoảng 1 – 2 giờ thì thay băng và rửa sạch lại với nước
- Cách này có thể giúp giảm được tình trạng chàm khô đầu ngón tay cũng như giúp cho vùng da này mềm hơn

3. Dùng lá ổi chữa chàm khô
Lá ổi rất quen thuộc trong nhiều gia đình, thường được sử dụng chủ yếu trong dân gian để tắm, làm sạch da, giảm ngứa, cải thiện một số vấn đề ngoài da thường gặp. Các thành phần như vitamin K, acid guajavalic, coalpha-limonen, acid maslinic, tanin, beta – sitosterol,… giúp cho lá ổi có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm khá tốt. Cách dùng lá ổi khắc phục chàm khô ở đầu ngón tay khá đơn giản:
Chuẩn bị
- Lá ổi khoảng 1 nắm
- Nước sạch
Thực hiện
- Đem lá ổ ngâm với nước muối sau đó rửa sạch
- Cho lá ổi vào nồi nước, nấu sôi khoảng 15 phút rồi cho ra chậu nước tắm
- Chờ cho nước nguội bớt, trong khi chờ có thể rửa sạch tay trước khi thực hiện
- Ngâm các đầu ngón tay bị chàm khô vào chậu nước tắm đã nguội, kết hợp dùng xác lá ổi chà xát nhẹ nhàng trên da
- Rửa lại với nước sạch
- Cách này có thể giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng chàm khô đầu ngón tay, giảm ngứa và làm mềm da

4. Dùng nha đam chữa chàm khô
Nha đam (Aloe vera) hay lô hội là một loại thực phẩm và dược liệu rất tốt cho làn da, từ lâu đã được nhiều người tin dùng, nhất là chị em phụ nữ. Trong gel của nha đam có rất nhiều nước, các chất chống oxy hoá, chất kháng khuẩn và vitamin E, vừa giúp làm sạch, làm mềm da và hỗ trợ tái tạo da rất tốt. Có thể dùng nha đam chữa chàm khô theo những sau:
Chuẩn bị
- Lá nha đam tươi 1 lá lớn
Thực hiện
- Gọt bỏ phần vỏ lá nha đam, cạo lấy phần gel
- Vệ sinh phần đầu ngón tay sạch sẽ trước khi thực hiện
- Lấy một lượng gel nha đam vừa đủ để bôi lên đầu ngón tay bị chàm khô
- Để khô tự nhiên sau 15 – 20 phút rồi rửa lại với nước sạch
- Bạn có thể áp dụng cách này khoảng 2 lần / tuần để da được mềm, giảm ngứa và tái tạo lại tốt hơn

5. Dùng dưa leo chữa chàm khô
Dưa leo cũng là một nguyên liệu thân thiện với làn da, thường được các chị em lựa chọn để làm đẹp cho vùng da mặt. Thành phần trong quả dưa leo rất giàu các vitamin B, C, E, một số vi chất tốt cho làn da và rất mọng nước. Có thể áp dụng các thao tác đơn giản dưới đây để sử dụng dưa leo làm mềm và dưỡng ẩm cho vùng đầu ngón tay bị chàm khô.
Chuẩn bị
- Dưa chuột khoảng 1 quả
Thực hiện
- Rửa sạch quả dưa leo sau đó thái thành lát mỏng, cho vào ngăn mát tủ lạnh
- Vệ sinh vùng da bị chàm khô với nước sạch rồi lau khô
- Lấy dưa leo ra chà xát nhẹ lên vùng da bị chàm khô, chú ý chà đều để da được mềm và dưỡng ẩm
- Sau khi thực hiện khoảng 20 phút thì rửa tay lại với nước sạch
- Có thể áp dụng cách này từ 3 – 4 lần / tuần để cải thiện tình trạng chàm khô đầu ngón tay

III. Cách phòng ngừa và chăm sóc khi bị chàm khô ở ngón tay
Các bệnh ngoài da như chàm khô có đặc điểm dễ tái phát nếu như có điều kiện thuận lợi. Chính vì vậy người có tiền sử mắc bệnh này bên cạnh các biện pháp điều trị cũng cần đặc biệt chú ý đến vấn đề phòng bệnh để bảo vệ da khỏe mạnh sau điều trị. Dưới đây là một số lưu ý cần biết trong phòng ngừa và chăm sóc da khi bị chàm khô ở ngón tay:
1. Tránh xa các tác nhân gây chàm
Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây chàm là một trong những cách phòng bệnh chàm khô ở ngón tay khá hữu hiệu mà bạn nên lưu ý. Đặc biệt là các loại hóa chất, sản phẩm tẩy rửa có độ tẩy mạnh, các chế phẩm khác,… Nếu cần phải tiếp xúc với các sản phẩm này tốt nhất bạn nên chú ý bảo vệ tay với găng tay.
2. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp
Đối với bệnh nhân bị chàm khô ở ngón tay, việc lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp rất quan trọng, tránh được nguy cơ kích ứng da do quá mẫn. Tốt nhất bạn nên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da có ít hương liệu, chất tạo màu, tạo mùi, tính tẩy nhẹ, dịu với da. Khi sử dụng các sản phẩm này cũng không nên lạm dụng quá thường xuyên.
3. Dưỡng ẩm cho tay
Người bị chàm khô đầu ngón tay sẽ thường xuyên bị khô da, thiếu độ ẩm. Do đó, sau điều trị bệnh chàm khô, bệnh nhân cũng nên phòng ngừa bệnh tái phát bằng cách bổ sung đủ độ ẩm cho da với các sản phẩm kem bôi, mỡ,… phù hợp với làn da của bạn. Bạn cũng có thể nhờ bác sĩ tư vấn để lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất.
4. Tránh tiếp xúc với nước thường xuyên
Mặc dù người bị bệnh chàm khô thường xuyên khô da, tuy nhiên bệnh nhân chỉ cần giữ độ ẩm cân bằng là đủ, nên hạn chế tiếp xúc thường xuyên với nước. Khi tay luôn trong tình trạng ẩm ướt cũng có nguy cơ khiến cho bạn mắc bệnh chàm cao hơn, đồng thời làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh ngoài da khác như nấm da,…
5. Rèn luyện sức khỏe và tinh thần
Việc rèn luyện sức khỏe và tinh thần có vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh chàm khô ở đầu ngón tay. Sức khỏe tốt giúp cho bạn hạn chế được các vấn đề về da, tăng cường chức năng cho hệ thống miễn dịch. Đồng thời tinh thần thoải mái, tâm trạng thư giãn cũng giúp cho bạn tránh được nguy cơ tái phát sau điều trị bệnh.
Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay tuy không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tuy nhiên cũng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu trong cuộc sống. Áp dụng một số cách đơn giản được giới thiệu trên đây có thể giúp bạn kiểm soát tốt và ngăn ngừa tái phát các vấn đề ngoài da như chàm khô ở đầu ngón tay. Chúc bạn sớm cải thiện được căn bệnh khó chịu này.
Người bị bệnh chàm nên biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!