Lác đồng tiền là một chứng bệnh ngoài da khá dễ nhận biết bởi thương tổn có hình tròn như đồng tiền trên da. Khá nhiều bệnh nhân và thân nhân khi mắc bệnh này thường tìm đến các bác sĩ, chuyên gia để đặt câu hỏi về vấn đề lác đồng tiền có lây không.

Thắc mắc của bạn đọc U, L (Biên Hòa, Đồng Nai): “Chào ban biên tập, tôi có em gái bị bệnh lác đồng tiền. Da ở vùng da sau gáy có các vết ửng đỏ tròn, hình đồng tiền. Nhìn dấu vết này khá mất thẩm mỹ, em tôi còn thường hay ngứa ngáy, khó chịu và bị rát. Trong thời gian này gia đình tôi cũng rất lo không biết bệnh lác đồng tiền có lây không? Phải làm gì để ngăn ngừa lây nhiễm căn bệnh này?”

lác đồng tiền có lây không
Lác đồng tiền có lây không, cần biết gì về bệnh lác đồng tiền

Lác đồng tiền có lây không?

Có thể khẳng định bệnh lác đồng tiền là bệnh ngoài da hoàn toàn có thể lây nhiễm qua tiếp xúc gần với bệnh nhân. Nguyên nhân là vì bệnh lác đồng tiền vốn là bệnh do vi nấm, chính vì vậy nếu bào tử nấm có điều kiện lan từ vùng da này sang vùng da khác thì việc lây nhiễm bệnh lác đồng tiền hoàn toàn có thể xảy ra.

Theo các tài liệu y khoa, bệnh lác đồng tiền hay còn gọi là bệnh hắc lào. Đây là bệnh ngoài da có tác nhấn chính đến từ một số loại nấm cạn. Trong đó chủng vi nấm có tên Dermatophytes được xem là nguyên nhân phổ biến nhất có thể làm bùng phát bệnh lác đồng tiền. Ngoài ra, vi nấm này còn được phân làm ba nhánh nhỏ bao gồm:

  • Vi nấm Trichophyton.
  • Vi nấm Epidermophyton.
  • Vi nấm Microsporum.

Trong đó, loại vi nấm Trichophyton và vi nấm Epidermophyton thường gặp hơn so với vi nấm Microsporum. Người bệnh có thể nhiễm nấm từ nhiều nguồn khác nhau trong các hoạt động, sinh hoạt hằng ngày. Đồng thời, các vi nấm này cũng rất dễ lây lan từ người này sang người khác khi có tiếp xúc gần.

Một số nguồn lây nhiễm lác đồng tiền

Như đã đề cập, bên cạnh khả năng lây nhiễm lác đồng tiền từ người sang người, bệnh nhân cũng có thể bị lây nhiễm vi nấm gây bệnh lác đồng tiền từ rất nhiều nguồn khác nhau trong cuộc sống và các hoạt động hằng ngày. Phổ biến nhất là một số nguồn lây nhiễm bao gồm:

  • Vệ sinh da kém, không đúng cách, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi ngoài da.
  • Tiếp xúc với các nguồn sản sinh vi nấm như đất bẩn, nước bẩn, các khu vực ẩm thấp, các vật dụng không được vệ sinh sạch sẽ, không đảm bảo vệ sinh.
  • Người không có các tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân bị lác đồng tiền nhưng có tiếp xúc với các vật dụng, quần áo, công cụ, vật dụng của bệnh nhân vẫn có khả năng bị lây nhiễm bệnh lác đồng tiền.
  • Khu vực chật chội, nơi ở tập trung đông người cũng dễ làm lây lan lác đồng tiền.

Vi nấm gây bệnh lác đồng tiền khi bám vào da thường không bùng phát ngay mà cần có các yếu tố thuận lợi khác như nhiệt độ, độ ẩm trên da, tình trạng vệ sinh da,… thì mới bắt đầu sinh sôi và gây bệnh. Do đó nhiều người có nguy cơ nhiễm khá cao nhưng vệ sinh da tốt và thường xuyên phòng ngừa thì cũng an toàn trước bệnh lác đồng tiền.

Lác đồng tiền thường xuất hiện ở đâu?

Lác đồng tiền không khó để nhận biết. Khi bám vào da một thời gian và có các điều kiện thuận lợi để sinh sôi như nhiệt độ phù hợp, da ẩm, có nhiều mồ hôi,… thì các dấu hiệu lác đồng tiền bắt đầu xuất hiện. Người bệnh có thể xuất hiện tổn thương một số vùng da trên cơ thể. Thường gặp nhất là:

  • Những vùng da ít che chắn như chân, tay
  • Những vùng da có nhiều nếp gấp thường hay bám cổ, gáy, khuỷu tay, khuỷu chân, bẹn.
  • Các vùng da rộng, thường ra nhiều mồ hôi như lưng, ngực, bụng.
  • Vùng da tiết nhiều bã nhờn như mặt.

Làm gì khi bị lác đồng tiền?

Để cải thiện tình trạng lác đồng tiền, bạn cần thăm khám để điều trị sớm cũng như áp dụng các biện pháp xử lí tại chỗ đối với căn bệnh này. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số thuốc chống nấm. Tác dụng chính giúp giảm tình trạng thương tổn, ngứa,… do nấm da gây ra:

  • Các dẫn xuất từ Imidazol, thường dùng nhất là Ketoconazol.
  • Một số thuốc bôi cổ điển khác như Antimycose, ASA, SA, BSI,…
thuốc bôi chữa lác đồng tiền
Thuốc bôi chữa lác đồng tiền thường có dẫn xuất Imidazol, phổ biến nhất là Ketoconazole

Trong thời gian điều trị lác đồng tiền, bệnh nhân cần chú ý:

  • Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác như khăn mặt, chăn màn, quần áo.
  • Chú ý tắm giặt, vệ sinh thân thể thường xuyên, thay quần áo hằng ngày để giữ cho da thoáng mát sạch sẽ, tránh ẩm dễ gây phát sinh vi khuẩn.
  • Quần áo, vật dụng của bệnh nhân cần giặt sạch sẽ, phơi dưới nắng to để giúp loại bỏ các vi khuẩn.

Mặc dù có khả năng lây nhiễm nhưng lác đồng tiền là bệnh ngoài da không quá nguy hiểm. Bệnh nhân cần thăm khám sớm, điều trị dứt điểm, tránh lây nhiễm là có thể loại bỏ được căn bệnh ngoài da khó chịu này. Hi vọng một số thông tin trên có thể giúp bạn có hướng xử lí, đối phó chủ động hơn trước bệnh lác đồng tiền.

Hiểu thêm về bệnh lác đồng tiền:

Bình luận

  1. Le duc chien says: Trả lời

    Bôi thuốc xanh methylen được không bác sĩ…

  2. Hoàng Bình says: Trả lời

    Cháu 17 tuổi cháu bị Hắc Lào thì dùng thuốc mỡ afcort-n đc ko ạ nếu ko đc thì nên dùng giw để chưa khỏi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *