Trang Chủ » Bệnh Viêm Da » BỆNH VIÊM DA TIẾP XÚC » Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì? [7 vấn đề cần tránh]
Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì? [7 vấn đề cần tránh]
Ngứa ngáy, khó chịu kéo dài là một trong những triệu chứng đặc biệt khó chịu khi bị viêm da tiếp xúc. Bên cạnh việc điều trị, người mắc bệnh viêm da tiếp xúc cần kiêng gì? Nếu đang phân vân, bạn nên tham khảo qua một số vấn đề cần tránh dưới đây.
Phần lớn những yếu tố cần tránh, kiêng cử khi bị viêm da tiếp xúc rất phổ biến trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân thường chỉ tập trung điều trị mà quên đi các yếu tố cần phòng tránh trong khi mắc bệnh.

Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì?
1. Ánh sáng mặt trời
Vào một số mùa trong năm, nhiệt độ cao do ánh sáng mặt trời có thể dẫn đến tình trạng ngứa và khó chịu trên da. Đặc biệt là khi bạn đang có một số bệnh ngoài da như viêm da tiếp xúc, tình trạng ngứa và khó chịu càng nặng nề hơn. Nếu tình trạng ánh sáng mặt trời làm đổ mồ hôi nhiều, bạn cũng có thể bị khó chịu, da có cảm giác rít, ngứa. Khi bị viêm da tiếp xúc, tình trạng da sẽ càng ẩm ướt, ngứa ngáy và khó chịu kéo dài hơi.
Người bị viêm da tiếp xúc vào mùa nóng, nhiệt độ cao cần chú ý giữ nhà cửa thoáng mát. Khi quần áo ướt do mồ hôi nhiều cần chú ý giặt giũ sạch sẽ để giúp cho da được khô thoáng, mát mẻ.
2. Không khí lạnh, khô
Tương tự như điều kiện nhiệt độ nóng ẩm, không khí lạnh và khô cũng có các tác động không tốt đối với làn da. Không khí lạnh, khô được xem là loại yếu tố làm cho da bắt đầu mất dần độ ẩm, dể bị khô và khiến da dễ sần sùi, bong tróc.
Những trường hợp viêm da tiếp xúc cần chú ý giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, nên đóng kín cửa để tránh tình trạng gió lùa. Có thể áp dụng các biện pháp dưỡng ẩm nếu cần thiết.

3. Cẩn thận với một số hóa chất
Các loại hóa chất trong sinh hoạt, đời sống đều có khả năng ảnh hưởng đến da. Đặc biệt, những người đang có các bệnh ngoài da, người có làn da nhạy cảm, người có cơ địa dị ứng, kích ứng khi tiếp xúc với các loại hóa chất càng phải cẩn thận. Một số hóa chất trong sinh hoạt, đời sống và sản xuất khi ở dạng lỏng hoặc dạng bay hơi rất dễ làm cho da bị ảnh hưởng.
Một số hóa chất bạn nên tránh gồm có: các hóa chất tẩy mạnh, dung môi bay hơi, một số loại sơn, các thuốc nhuộm, một số chất tạo mùi,… Trong trường hợp có tiếp xúc với hóa chất tốt nhất bạn nên có biện pháp bảo vệ, tránh tiếp xúc trực tiếp (sử dụng khẩu trang, găng tay,…).
4. Stress
Stress là một trong những yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân bị mắc các bệnh ngoài da sẽ khiến cho tình trạng bệnh viêm da tiếp xúc. Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra nhiều yếu tố kích thích gây kích ứng da. Những yếu tố này góp phần khiến cho tình trạng bệnh kéo dài dai dẳng, khó chữa.
Khi bị viêm da cơ địa, để tránh tình trạng stress và khó chịu, bạn cần chú ý nghỉ ngơi sớm, tránh thức khuya để giúp cho cơ thể được thả lỏng, dễ chịu hơn.
5. Bụi bẩn và các kích ứng nhỏ
Rất nhiều các kích ứng li ti trong cuộc sống như lông động vật nuôi, nấm mốc, các loại bọ ve, nấm mốc, phấn hoa,… có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làn da. Ảnh hưởng thường gặp nhất của các yếu tố kích ứng li ti này thường làm da ngứa. Đôi khi các đợt viêm da này cũng có thể khiến cho các đợt viêm da bùng phát, ửng đỏ kéo dài hơn.
Để tránh các kích ứng li ti trong môi trường sống ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bạn cần chú ý vệ sinh nhà cửa thường xuyên. Chú ý hút bụi, giặt giũ các vật dụng như dra giường, chăn, gối, khăn mặt. Vào những thời điểm nhiều khối mụi, mùa lá rụng, mùa hoa nở có nhiều phấn, mùa sinh sôi của côn trùng,… bạn nên đóng cửa để tránh các yếu tố này bay vào nhà.
6. Thực phẩm
Kích ứng do thực phẩm rất đa dạng, phong phú, mỗi người lại có thể dị ứng, kích ứng với một số thực phẩm khác nhau. Tùy theo tình trạng cơ địa của mỗi người mà cần kiêng các loại thực phẩm dễ kích ứng như thức uống có cồn, thực phẩm nhiều acid, thực phẩm dễ gây ngứa dị ứng như hải sản, sữa, các loại đậu,... Bạn cũng có thể tham khảo chi tiết bài viết người bị viêm da cơ địa nên kiêng những gì? để có những lựa chọn phù hợp nhằm xây dựng thực đơn riêng biệt cho mình.

7. Các loại quần áo, vật dụng
Một số loại quần áo, vật dụng thường gây ngứa, viêm da tiếp xúc khi sử dụng. Tùy thuộc vào mỗi bệnh nhân mà sẽ bị khó chịu với những loại quần áo, vật dụng khác nhau. Thường gặp nhất là các loại quần áo có sợi len, sợi tổng hợp, dày và ngứa. Ngoài ra một số loại vật dụng có bề mặt mạ kim loại nikel, crom, một số chất liệu khác,… cũng có thể làm nặng thêm tình trạng kích ứng da.
Trên đây là một trong những yếu tố có thể làm nặng hơn tình trạng viêm da tiếp xúc. Tùy theo tình trạng viêm da tiếp xúc và cơ địa của mình. Hi vọng một số thông tin trên sẽ giúp bạn có những lựa chọn phù hợp trong việc chăm sóc sức khỏe, điều chỉnh thói quen sinh hoạt để giúp điều trị viêm da cơ địa đạt hiệu quả tốt hơn.
Bạn đã biết gì về viêm da tiếp xúc:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!