Trang Chủ » Các bệnh về da khác » Hướng dẫn mẹ cách trị hăm tã ở háng cho bé
Hướng dẫn mẹ cách trị hăm tã ở háng cho bé
Hăm tã là chứng bệnh ngoài da tại khu vực tiếp xúc với tã của trẻ. Dưới đây là biểu hiện của trẻ khi bị hăm tã và một số hướng dẫn mẹ cách trị hăm tã ở háng cho bé. Các mẹ cần trang bị những kiến thức căn bản thế này để bảo vệ bé yêu nhà mình.
1. Biểu hiện của chứng hăm tã ở háng
Hăm tac thường xuất hiện với các biểu hiện là các dát đỏ ở vùng quấn tã, như: Háng, mông, bụng dưới,.. Tại vùng quấn tã, da bé có các biểu hiện cấp tính như: Các dát màu đỏ tươi, bóng, tiết dịch và sau đó bong vảy.
Vùng dát đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn của bé, sau đó lan rộng ra mông, đùi, bẹn háng. Làm da bé bị căng và có lốm đốm đỏ, ở giữa có mủ. Khi bé bị hăm tã thường đau lúc đi tiêu, quấy khóc, kém ăn, ít ngủ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
2. Khi nào cần đến gặp bác sĩ để trị hăm tã cho trẻ?
Khi trẻ bị hăm tã kéo dài trên 5 ngày và đã làm những hướng dẫn dưới đây nhưng trẻ vẫn không khỏi. Khi trẻ sốt và nổi nhiều mụn, vùng háng hăm tã đỏ tấy, có khuynh hướng lan rộng hoặc trẻ bị tiêu chảy kéo dài.
3. Hướng dẫn mẹ cách trị hăm tã ở háng cho bé
Nếu trường hợp bé bị hăm tã nhẹ và bị dưới 5 ngày, các mẹ có thể thực hiện một trong những cách sau:
- Tắm lá trà xanh: Đem rửa sạch, đun sôi, để nguội rồi đem về rửa trị hăm tã ở háng cho bé ngày 3 lần. Rửa xong thì khấm khô nhẹ nhàng, sạch sẽ rồi bôi thuốc nếu cần
- Dùng 3 -4 lá trầu không rửa sạch, đun sôi và để nguội. Thực hiện tương tự cách trên liên tục 5 ngày.
- Búp ổi hoặc lá ổi: Rửa sạch, thực hiện tương tự hai cách trên
- Nụ vối: Thực hiện tương tự các cách trên, tuy nhiên với cách này bạn cần dùng khi nước còn ấm.
- Lá mã đề tươi: Bạn đem rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng 10 – 15 phút rồi vò nát, sau đó thoa nhẹ nước ấm lên vùng háng bị hăm tã của bé.
- Ngoài ra bạn có thể tắm bằng lá khế
- Cỏ roi ngựa: Phơi khô, hoặc rửa sạch, sao khô rồi cho vào nước sôi hãm khoảng 10 – 15 phút rồi lấy miếng bông hoặc tã vải màn thấm nước này thấm lên vùng háng bị hăm tã cho bé
- Hoặc khoảng 5 – 7 cây cỏ sữa loại lá nhỏ: Rửa sạch, giã nát hoặc đun sôi lấy nước bôi vào vùng da bị tổn thương.
4. Chăm sóc trẻ bị hăm tã thế nào?
Để hỗ trợ điều trị hăm tã ở háng cho trẻ, và ngăn bệnh quay trở lại các mẹ cần:
- Dùng loại tã có khả năng hút tốt để giúp da của bé khô lâu.
- Thay tã cho bé đều đặn, ngay cả khi bé không bị ướt
- Thỉnh thoảng các mẹ nên để mông, bẹn của bé được thoáng khí ( lúc bé ngủ có thể dùng khăn lót dưới mông bé thay vì dùng tã )
- Có thể thoa kem chống nắng chứa oxit cho bé sau mỗi lần thay tã ( Lucas, Sudocrem, Benpanthen)
- Nuôi bé bằng sữa mẹ càng lâu càng tốt: Điều này giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!