Trang Chủ » Bệnh Viêm Da » Nghiên cứu và phân tích yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến quá trình điều trị của bệnh viêm da cơ địa, viêm da dầu
Nghiên cứu và phân tích yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến quá trình điều trị của bệnh viêm da cơ địa, viêm da dầu
Thời tiết chuyển lạnh, hanh khô là một trong những yếu tố khiến cho bệnh viêm da cơ địa, viêm da dầu ngày càng bùng phát, gia tăng và có mức độ nghiêm trọng hơn. Cần phải làm gì để phòng việc tái phát và diễn biến phức tạp của căn bệnh này, bài viết dưới đây với những phân tích từ chuyên gia y học cổ truyền đầu ngành sẽ giúp bạn có được những giải đáp xác đáng nhất.
Thời tiết ảnh hưởng như thế nào đến bệnh viêm da cơ địa, viêm da dầu?
Mặc dù là căn bệnh không còn xa lạ, nhưng đến nay, nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa và viêm da dầu vẫn chưa được xác định chính xác. Trải qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia y khoa cho rằng, căn bệnh này chịu sự chi phối của yếu tố di truyền với các yếu tố môi trường. Người bị viêm da cơ địa thường có nguy cơ mắc các bệnh dị ứng khác như hen phế quản, viêm mũi dị ứng…

Các dị ứng nguyên thường gặp như: Trứng gia cầm, tôm, sữa, cua, cá; nấm mốc; phấn hoa; lông động vật…
Các yếu tố làm gia tăng triệu chứng viêm da cơ địa: Thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp; tắm nước nóng làm mất độ ẩm trên da; thay đổi nhiệt độ đột ngột; xà phòng hoặc các chất tẩy rửa; nước hoa và mỹ phẩm; các hoá chất như phân bón, thuốc trừ sâu; khói thuốc lá, khói bếp, khói xe; sang chấn tâm lý; nhiễm khuẩn da, đặc biệt do tụ cầu vàng.
Biểu hiện lâm sàng của viêm da cơ địa, viêm da dầu rất đa dạng. Ở giai đoạn cấp tính, người bệnh sẽ các đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước và vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề. Bệnh nhân thường rất ngứa, cảm giác rát bỏng, nhất là về đêm, làm cho người bệnh bị mất ngủ, gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, nhiễm khuẩn.
Ở giai đoạn mạn tính, các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy, rối loạn sắc tố da. Việc bệnh nhân gãi nhiều sẽ để lại các tổn thương trên da như dày da, tróc da, sưng nề, nứt kẽ, chảy nước vàng và đóng vảy tiết. Ở trẻ nhỏ, tổn thương thường xuất hiện ở mặt, da đầu và mặt duỗi các chi. Với người lớn, tổn thương hay gặp đơn thuần ở bàn tay. Mùa lạnh là mùa bệnh dễ phát và cũng dễ chuyển biến xấu, bệnh viêm da cơ địa sẽ làm da nứt toác, chảy máu, viêm nhiễm…
Nguyên tắc phòng tránh bệnh viêm da cơ địa, viêm da dầu trong mùa lạnh
Mặc dù viêm da cơ địa, viêm da dầu không lây qua tiếp xúc nhưng lại luôn ám ảnh người bệnh và gia đình bởi biểu hiện của bệnh khiến ai cũng cảm thấy e ngại. Mùa lạnh là mùa bệnh dễ phát và cũng dễ chuyển biến xấu, chúng ta nên chú ý đề phòng. Việc điều trị viêm da cơ địa bao gồm 3 vấn đề cơ bản:
- Chăm sóc da đúng cách.
- Xác định và loại trừ nguyên nhân gây bệnh.
- Sử dụng thuốc chống viêm.
Chăm sóc da: Bệnh nhân cần tránh tiếp xúc nhiều với các chất kích ứng da như xà phòng, chất sát khuẩn, hoá chất, khói thuốc lá, rượu bia… đều có thể làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Sử dụng các loại kem làm mềm da, tạo độ ẩm cho da. Có thể sử dụng các loại xà phòng có pH trung tính để thay thế. Bệnh nhân cũng nên cắt móng tay thường xuyên và hạn chế gãi nhiều vì có thể làm tăng nặng triệu chứng viêm và ngứa. Việc tắm rửa sạch sau khi bơi lội, tránh trường hợp da bị kích ứng do chất sát khuẩn chlorine hoặc bromine trong nước bể bơi.
Xác định và tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh và yếu tố làm nặng bệnh. Đối với trẻ em bị viêm da cơ địa, viêm da dầu, cần lưu ý có các thức ăn thay thế để tránh cho trẻ bị suy dinh dưỡng. Không nên mặc quần áo quá chật, quần áo bằng vải nylon, tránh mặc đồ len dạ. Các biện pháp điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu thường không có hiệu quả với viêm da cơ địa.

Dùng thuốc chống viêm: Tây y thường dùng glucocorticoid 2 lần/ngày trong giai đoạn cấp. Sau khi bệnh đã thuyên giảm, sẽ giãn dần thời gian bôi thuốc, 2 ngày 1 lần hoặc 2 lần trong tuần để ngăn ngừa bệnh tái phát. Tác dụng phụ của glucocorticoid bôi tại chỗ thường gặp nhất là rạn da, giãn mạch, nổi trứng cá, teo da…
Để phòng tránh bệnh viêm da cơ địa, viêm da dầu, bên cạnh việc thực hiện tốt các chỉ dẫn nêu trên, trong mùa khô hanh và lạnh, người bệnh cần lưu ý tắm mỗi ngày, không nên tắm bằng nước quá nóng vì dễ làm khô da. Đeo găng tay khi làm bếp, vệ sinh nhà cửa và giặt quần áo để hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa. Đối với phòng có sử dụng điều hòa, cần dùng thêm quạt phun hơi nước hoặc để vài chậu nước trong phòng tránh cho không khí quá khô nóng dễ gây viêm da.

Khắc phục được những hạn chế còn tồn tại trong các phương pháp chữa viêm da cơ địa, viêm da dầu hiện nay, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc không chỉ an toàn, lành tính, trị bệnh tận gốc, ngăn chặn tái phát, mà còn giúp các vùng da phục hồi và nâng cao sức đề kháng cho người bệnh. Bài thuốc được bào chế từ 100% thảo dược tự nhiên quý hiếm, chất lượng GACP-WHO, với công nghệ bào chế hiện đại, tiên tiến, trải qua nhiều kiểm nghiệm khắt khe, Thanh bì Dưỡng can thang cho thấy khả năng trị bệnh viêm da cơ địa vượt trội đối với nhiều đối tượng, bao gồm vả trẻ nhỏ và phụ nữ cho con bú. Với chi phí điều trị hợp lý, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang là giải pháp hoàn hảo cho người bị bệnh viêm da cơ địa, viêm da dầu.
Để biết thông tin chi tiết về dịch vụ khám chữa bệnh tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, quý độc giả vui lòng truy cập website: www.thuocdantoc.org
Hoặc liên hệ Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc:
Tại Hà Nội:
- Địa chỉ: số 132 Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại: (024) 7109 7799 | 0983 684 155
Tại Hồ Chí Minh:
- Địa chỉ: số 145 Hoa Lan, Phường 2, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (028) 7109 7799
Thông tin tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!