Thưa bác sĩ, cho em hỏi hiện tượng da khô bong tróc vảy là bệnh gì? Làm sao khỏi? Dạo gần đây em hay bị bong tróc da ở vùng ngón tay và bàn tay, kèm theo đó là các triệu chứng đau nhức và ngứa ngáy khó chịu. Em có sử dụng kem bôi ngoài da để điều trị hơn hai tuần nay mà vẫn chưa thấy thuyên giảm. Tay bị bong tróc vảy không chỉ gây ngứa mà còn cản trở mọi công việc, gây nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Vậy nên em muốn hỏi tình trạng da bị khô, bong tróc vảy là triệu chứng của bệnh gì? Làm sao để chữa khỏi? Mong bác sĩ có thể tư vấn giùm em câu hỏi này càng sớm càng tốt. Cám ơn bác sĩ!

(Nhật Vy – Tp. Hồ Chí Minh)

1/ Da khô bong tróc vảy là bệnh gì?

Chào bạn Nhật Vy! Theo như mô tả của bạn thì tay bị bong tróc vảy kèm theo ngứa ngáy, khó chịu và đau thì có thể bạn đang bị bệnh á sừng. Á sừng là một trong những căn bệnh viêm da cơ địa khá phổ biến, bệnh có thể gặp ở bất kì đối tượng nào. Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây bệnh có thể là do:

da-kho-bong-troc-vay-la-benh-gi-lam-sao-khoi1

+ Do cạn dầu tự nhiên trong cơ thể.

+ Do tiếp xúc qua nhiều với hóa chất độc hại, xà phòng và nước quá lâu.

+ Tắm nước nóng quá lâu hoặc ngâm tay trong nước quá lâu có thể khiến da mất đi độ ẩm và khiến da bị bong tróc vảy.

+ Giặt quần áo hoặc rửa chén bát bằng chất tây rửa mạnh khiến da bị dị ứng.

+ Không chăm sóc da thường xuyên, do thời tiết lạnh, độ ẩm thấp kết hợp với một số yếu tố nắng gió cũng là nguyên nhân gây nứt nẻ, bong tróc da.

+ Một nguyên nhân chính cần kể đến nữa đó là do chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu chất dinh dưỡng, thiếu các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, thiếu các axit béo thiết yếu.

→ Khi mắc bệnh á sừng thường có những triệu chứng cụ thể như sau:

Dày sừng ở phần da đầu ngón chân, tay, gót chân, nền da khô, đỏ ở đầu các ngón tay, chân và ranh giới thường không ro ràng. vào mùa hè vết thương tổn sẽ bị đỏ hơn, ngứa ngáy khó chịu và nổi mụn nước như bệnh tổ đỉa. Để lâu ngày có thể khiến cho móng xù xì và lỗ chỗ, thô ráp. Vào mùa đông không khí và độ ẩm thường rất thấp khiến cho da bị khô nên tình trạng nứt nẻ ngày càng nặng hơn. Phần da bị bệnh dễ bị nứt toác, rớm máu và rất đau đớn. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

2/ Điều trị bệnh á sừng như thế nào?

Á sừng nếu để lâu sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Để điều trị bệnh á sừng hiệu quả, nhanh chóng, ngay từ khi mới thấy những triệu chứng khởi đầu của bệnh, người bệnh cần tìm cách chữa trị ngay. Việc phát hiện và điều trị bệnh sớm sẽ hạn chế được những ảnh hưởng của bệnh tới cơ thể. Đồng thời, khả năng chữa khỏi bệnh sẽ cao hơn so với việc điều trị ở giai đoạn muộn.

da-kho-bong-troc-vay-la-benh-gi-lam-sao-khoi2

Để điều trị bệnh á sừng, thông thường chúng ta hay dùng các loại thuốc bôi bạt sừng, tạo sừng như betnovate, axit salixilic, diporsalic. Bệnh nhân cũng có thể kết hợp với thuốc kháng sinh. Trong trường hợp bệnh nặng cần dùng thêm thuốc corticoid hoặc thuốc kháng histamin để điều trị thì mới nhanh khỏi bệnh.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc điều trị bệnh cần phải thực hiện theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc điều trị tại nhà. Vì những thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm như gây kích ứng da, teo da.

→ Song song với việc dùng thuốc điều trị bệnh thì người bệnh cần thực hiện tốt những điều sau:

+ Tránh cọ xát mạnh, tránh bóc vảy và chọc lễ các mụn nước. Vì nếu làm xây xước lớp sừng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm khuẩn khiến bệnh thêm nặng hơn.

+ Không ngâm rửa tay chân trong nước quá nhiều, giữ khô các kẽ tay chân và vùng da bị bệnh.

+ Hạn chế tắm nước quá nóng và dùng xà phòng có độ tẩy rửa cao. Khi tiếp xúc với xà phòng để giặt quần áo hoặc rửa chén cần đeo gang tay bảo vệ.

+ Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt ăn nhiều rau quả xanh chứa nhiều vitamin. Những thực phẩm nên bổ sung như giá đỗ, cà chua, các loại đậu, bắp cải, cam, bưởi, đu đủ, cà rốt.

→ NGƯỜI BỆNH Á SỪNG NÊN BIẾT:

> Bệnh á sừng nguy hiểm như thế nào?

> Dùng lá lốt chữa bệnh á sừng hiệu quả không?

> Thuốc chữa bệnh á sừng, viêm da cơ địa, vẩy nến hiệu quả nhất hiện nay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *