Phong ngứa là bệnh không hiếm gặp, do đó các bài thuốc dân gian chữa phong ngứa cũng khá đa dạng. Nếu bạn chưa biết những cách để khắc phục và cải thiện tình trạng phong ngứa thì một số loại nguyên liệu dân gian dưới đây có thể là mẹo hay dành cho bạn.

thuốc dân gian chữa phong ngứa
Các loại thuốc dân gian chữa phong ngứa

I. Hiểu về bệnh phong ngứa

Phong ngứa (hay phong sang) là từ được dân gian sử dụng phổ biến để chỉ các triệu chứng mề đay, sưng, đỏ, mẩn da thường do liên quan đến tình trạng dị ứng gây ra. Thông thường phong ngứa thường có những đợt cấp tính, khoảng 2 – 3 tuần và tình trạng mãn tính, kéo dài trên 6 tuần.

Theo Y học cổ truyền, bệnh phong ngứa là tình trạng các chất lạ xâm nhập vào cơ thể (dân gian gọi là nhiễm ngoại tà) hoặc do các yếu tố bên ngoài môi trường, thời tiết khí hậu tác động như phong hàn, phong thấp, phong nhiệp, phong thấp nhiệt,… Từ đó, bệnh nhân bị ảnh hưởng và có tình trạng uất kết ở da, bắp thịt, ngứa ngáy nên gọi là phong ngứa.

Một số quan điểm cũng cho rằng phong ngứa còn do tình trạng phủ tạng của bệnh nhân nhất là các tạng phế, can, vị, tỳ,… hoạt động không ổn định, vị nhiệt, tỳ thấp quá thịnh, huyết trệ, huyết hư. Từ đó sinh ra bệnh phong ngứa ngoài da cho bệnh nhân, ảnh hưởng đến tình trạng da và gây nhiều khó chịu.

Theo Y học hiện đại, phong ngứa thường gọi là dị ứng, có liên quan đến nhiều nguyên nhân, đặc biệt liên quan đến yếu tố cơ địa, hệ miễn dịch sản xuất quá nhiều kháng thể chống lại các yếu tố khác nhau mà bệnh nhân tiếp xúc trong cuộc sống.

II. Những cách chữa bệnh phong ngứa theo dân gian

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Xuân Sinh (Đại học Y Dược Hà Nội), bệnh phong ngứa không hiếm gặp trong cuộc sống. Từ lâu dân gian cũng đã có những phương pháp để điều trị phong ngứa, đem lại một số hiệu quả nhất định trong điều trị bệnh.

1. Dùng lá tía tô chữa phong ngứa

Lá tía tô (Perilla frutescens) là dược liệu được dùng khá phổ biến trong dân gian, không chỉ dùng làm thực phẩm ăn kèm như một loại rau sống, lá tía tô còn có khá nhiều tinh dầu, acid béo. Phổ biến nhất là axit alpha-linoleic, các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan và khoảng 2% tinh dầu. Đây là một trong những loại dược liệu tự nhiên rất tốt trong việc chống viêm – chống dị ứng, cải thiện các triệu chứng ngứa ngoài da, phong ngứa. Để dùng lá tía tô chữa phong ngứa, bạn cần chuẩn bị:

  • Lá tía tô tươi khoảng 1 nắm.
  • Máy xay sinh tố.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch phần lá tía tô đã chuẩn bị sau đó để ráo nước.
  • Cho lá tía tô vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, vắt lấy nước để uống.
  • Sau khi uống lá tía tô được một lúc bạn có thể cảm thấy tình trạng phong ngứa sẽ có xu hướng giảm bớt, tạo cảm giác dễ chịu hơn.
dùng lá tía tô chữa phong ngứa
Dùng lá tía tô chữa phong ngứa là một trong những phương pháp đơn giản dễ áp dụng

2. Lá chè vằng trị phong ngứa

Chè vằng (Jasminum subtriplinerve) là một trong những loại dược liệu tự nhiên mọc nhiều ở một số vùng núi ở nước ta, thường được sử dụng để làm thức uống và chữa bệnh. Trong thành phần của lá chè vằng có khá nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là alcloid, nhựa favonoid,… Công dụng của lá chè vằng rất đa dạng như làm lành vết thương, kháng khuẩn, kháng viêm, chữa phong ngứa, các bệnh răng miệng, tăng cường sức khỏe.

Cách dùng lá chè vằng chữa phong ngứa cũng khá đơn giản, bạn cần có:

  • Lá chè vằng tươi khoảng 30 – 40 gam.
  • Nước sạch 3 lít.

Cách thực hiện:

  • Chè vằng tươi rửa sạch, để ráo.
  • Cho chè vằng vào nồi cùng với 3 lít nước, nấu sôi khoảng 10 – 15 phút thì tắt lửa.
  • Chờ nước chè nguội bớt, còn hơi ấm thì dùng ngâm rửa tại vị trí bị ngứa ngáy khó chịu. Ngoài ra bạn cũng có thể pha nước chè vằng cùng với nước tắm để giảm ngứa.

3. Dùng rau tần chữa phong ngứa

Rau tần (Plectranthus amboinicus) hay còn gọi là húng chanh, rau thơm lông. Đây là một trong những loại cây cỏ tự nhiên rất phổ biến trong cuộc sống. Đây là một trong những loại cây có nhiều tinh dầu, nhất là ở phần lá (khoảng 0,05 – 0,12%). Ngoài ra, trong thành phần của rau tần còn có nhiều hoạt chất như phenolic trong đó có salicylat, thymol, carvacrol, eugenol, colein và chavicol. Cách dùng cây húng chanh khá đơn giản, bao gồm:

Chuẩn bị:

  • Rau tần khoảng 1 nắm.
  • Muối hạt khoảng 1 muỗng cà phê.

Cách dùng:

  • Dùng rau tần rửa sạch sau đó đem giã nát cùng với muối hạt.
  • Rửa qua vùng da bị phong ngứa với nước sạch sau đó dùng hỗn hợp muối hạt và rau tần đắp trực tiếp lên vị trí da bị phong ngứa.
  • Có thể áp dụng cách này khoảng 1 – 2 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

Ngoài cách dùng rau tần để đắp lên da cùng với muối hạt, bạn cũng có thể dùng rau tần để nấu cùng với nước để lấy nước uống khi ngứa. Cách này cũng có hiệu quả khá tốt trong những trường hợp phong ngứa ngoài da.

dùng rau tần chữa bệnh phong ngứa
Dùng rau tần chữa bệnh phong ngứa giúp cải thiện khó chịu ngoài da

4. Dùng lá khế chữa phong ngứa

Lá khế (Averrhoa carambola) là một trong những loại thảo dược tự nhiên khá phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có nước ta. Nhờ có tính chát, lạnh, tác dụng tản nhiệt độc, lợi tiểu tiện, thường được dân gian sử dụng để cải thiện tình trạng phong ngứa, huyết nhiệt, mụn nhọt. Cách sử dụng lá khế để chữa các bệnh phong ngứa, dị ứng cũng khá đơn giản.

Chuẩn bị:

  • Lá khế tươi khoảng 1 nắm.

Thực hiện:

  • Rửa sạch lá khế sau đó để ráo nước.
  • Cho lá khế vào chảo sau đó rang lên cho nóng sau đó lấy ra để cho nguội bớt
  • Cho lá khế vào vùng da bị ngứa, quấn lại và dùng gạc y tế băng vùng da bị ngứa
  • Giữ nguyên trong khoảng 15 – 20 phút sau đó rửa sạch vùng da lại với nước.

*Lưu ý: khi thực hiện cần chú ý nhiệt độ vừa phải, không nên để lá khế quá nóng để tránh bị bỏng da.

chữa bệnh phong ngứa bằng lá khế
Sử dụng lá khế chữa bệnh phong ngứa giúp cải thiện tình trạng ngứa ngoài da

5. Chữa phong ngứa với lá trầu không

Trầu không (Piper betle L.) là một trong những dược liệu tự nhiên có nhiều lợi ích cho sức khỏe, thường được dùng để nhai, làm thuốc do có chứa nhiều tinh dầu tự nhiên (khoảng 0,8 – 1,8%) gồm creozot, phenol như betel-phenol, chavicol, hợp chất phenolic,… Dân gian thường dùng trầu không cho nhiều bệnh viêm nhiễm thông thường, chữa dị ứng, phong ngứa,… Cách dùng trầu không cũng không phức tạp.

Chuẩn bị:

  • Trầu không khoảng 7 – 10 lá (chọn lá còn tươi).
  • Muối hạt.
  • Nước sạch.

Thực hiện:

  • Trầu không đem ngâm cùng với muối hạt cho sạch sau đó rửa lại và để ráo nước.
  • Giã nát lá trầu không sau đó cho vào nồi cùng với 1,5 lít nước và đun sôi.
  • Khi nước đã sôi và nguội bớt thì tắt và lấy nước này để tắm nhằm làm sạch các nốt mụn, ngứa khó chịu ngoài da.
lá trầu không chữa phong ngứa
Chữa phong ngứa ngoài da với lá trầu không

6. Chữa phong ngứa bằng lá hẹ

Hẹ (Allium tuberosum) là loại cây quen thuộc trong nhiều món ăn, từ xưa đã được dùng để giảm ngứa, chống viêm, chống dị ứng khá tốt. Trong thành phần của hẹ có nhiều vitamin B, vitamin K một số khoáng chất như đồng, sắt, niacin, pyridoxin, thiamin, canxi, riboflavin,… Không chỉ vậy, trong thành phần của hẹ còn có nhiều loại kháng sinh tự nhiên có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là một số loại như allcin, odorin, sulfit,… có tính kháng khuẩn cao. Có thể dùng lá hẹ chữa phong ngứa theo các bước sau:

Chuẩn bị:

  • Lá hẹ khoảng 1 nắm vừa
  • Nước sạch1 nồi

Thực hiện:

  • Lá hẹ đem rửa sạch và để ráo nước.
  • Cắt hẹ thành từng khúc nhỏ sau đó cho vào nồi nấu trong khoảng 10 phút.
  • Đến khi nước sôi thì tắt bếp và chia phần nước nấu thành 2 phần bằng nhau.
  • Một phần bạn để cho nguội bớt rồi uống.
  • Phần còn lại bạn dùng bông gạc sạch thấm hỗn hợp nước lá hẹ rồi thoa vào vị trí bị ngứa để giảm bớt cảm giác khó chịu do phong ngứa gây ra.
chữa phong ngứa bằng lá hẹ
Dùng lá hẹ chữa phong ngứa có thể áp dụng theo 2 cách là dùng uống hoặc thoa ngoài da

7. Dùng lá đơn đỏ chữa phong ngứa

Lá đơn đỏ (Excoecaria cochinchinensis Lour. var. cochinchinensis) là loại cây có vị đắng ngọt, tính mát, giúp hỗ trợ thanh nhiệt và giải độc tốt cho cơ thể, giúp lợi tiểu, trừ thấp, khu phong, giảm đau,…  Đây cũng là một cây thuốc dùng giải độc khá tốt với nhiều thành phần hữu ích như flavonoid, saponin, coumarin, anthranoid. Dân gian thường sử dụng lá đơn đỏ như một trong những cây thuốc phù hợp cho nhiều bệnh ngoài da, bao gồm phong ngứa, viêm da, mụn nhọt.

Chuẩn bị các nguyên liệu:

  • Lá đơn đỏ 40g.
  • Nước sạch.

Cách thực hiện:

  • Đem lá đơn đỏ đi rửa sạch, để ráo nước.
  • Khi lá đơn đỏ đã được sao vàng, bạn đem sắc với khoảng 300 ml nước, cho đến khi còn khoảng 150 ml là được.
  • Dùng phần nước sắc này chia ra uống trong 2 – 3 lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng.
lá đơn đỏ chữa phong ngứa
Chữa phong ngứa bằng bài thuốc dân gian với lá đơn đỏ là nguyên liệu chính

Chữa bệnh phong ngứa bằng bài thuốc dân gian là những cách không mới, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ và áp dụng đúng. Với một số nguyên liệu đã giới thiệu trong bài viết, hi vọng bạn có thể cải thiện sớm tình trạng phong ngứa và lấy lại sức khỏe cho làn da của mình.

Hiểu thêm về bệnh phong ngứa:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *