Trang Chủ » BỆNH TỔ ĐỈA » Chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc Nam [6 cây thuốc quen mà lạ]
Chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc Nam [6 cây thuốc quen mà lạ]
Từ lâu, có khá nhiều loại cây được dân gian sử dụng để chăm sóc sức khỏe, trong đó có các bệnh ngoài da. Một số cách chữa bệnh tổ đỉa bằng cây thuốc Nam trong vườn dưới đây có thể giúp bạn sớm cải thiện các dấu hiệu của bệnh tổ đỉa trên da.

Một cố cách chữa bệnh tổ đỉa bằng cây thuốc nam
1. Dùng lá đào chữa bệnh tổ đỉa
Lá của cây đào (Prunus persica) từ lâu được xem là dược liệu tự nhiên có nhiều lợi ích đối với sức khỏe của bạn. Trong y học cổ truyền, lá đào được xếp vào nhóm dược liệu vị đắng, tính bình, không đọc. Lá đào thường được sử dụng để chữa một số chững bệnh thông thường như:
- Cải thiện tình trạng thủy thủng sáng khí phúc thống.
- Chữa phế nhiệt suyễn muộn, tràng nhạc.
- Trị bỏng rát và mụn nhọt sưng lở.
Tổ đỉa cũng là một trong những bệnh ngoài da sử dụng lá đào để cải thiện các triệu chứng. Cách sử dụng lá đào để chữa bệnh tổ đỉa cũng khá dễ thực hiện. Bạn có thể áp dụng theo các bước dưới đây:
Chuẩn bị:
- Lá đào tươi khoảng 1 nắm.
Thực hiện:
- Đem phần lá đào tươi đã chuẩn bị ngâm với nước muối, rửa sạch sau đó để ráo.
- Phần lá đào rửa sạch đem giã nhỏ sau đó đắp lên vị trí bị tổ đỉa trên da.
- Giữ nguyên lá đào trên vùng da này trong thời gian khoảng 30 phút.
- Rửa lại vùng da này với nước sạch sau khi đắp.
- Bạn có thể áp dụng cách này khoảng 2 lần mỗi ngày, kéo dài khoảng 1 tuần để giúp cho tình trạng tổ đỉa sớm được cải thiện.

2. Ngâm rửa bằng lá ổi
Ổi (Psidium guajava) rất phổ biến ở các quốc gia nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm. Ngoài phần quả làm thực phẩm, lá ổi cũng có nhiều công dụng trong việc chăm sóc da do trong lá chứa một số acid hữu cơ giúp kháng khuẩn, làm sạch da.
Chuẩn bị:
- Lá ổi khoảng 1 nắm.
Thực hiện:
- Lá ổi đem ngâm với nước, sau đó rửa sạch và để ráo.
- Sau khi rửa, đem lá ổi vò nát rồi nấu nước để dùng ngâm rửa da.
- Vùng da bị tổ đỉa có thể được ngâm rửa mỗi lần khoảng 20 phút.
- Phần xác lá ổi có thể kết hợp chà xát nhẹ nhàng để làm sạch da (chú ý tránh chà xát mạnh).
- Sử dụng lá ổi kết hợp với các phương pháp điều trị khác có thể giúp cho việc điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.

3. Dùng lá sim
Sim (Rhodomyrtus tomentosa) là một trong những loại thực vật có khá nhiều công dụng đối với sức khỏe. Trong đó, lá sim là bộ phận tính bình có vị ngọt. Dân gian từ lâu đã sử dụn lá sim để giảm đau, kháng khuẩn, làm lành vết thương. Loại lá này cũng có tác dụng khá tốt đối với một số bệnh ngoài da như tổ đỉa.
Chuẩn bị:
- Lá sim tươi khoảng 1 nắm.
Thực hiện:
- Ngâm lá sim tươi với nước muối cho sạch, rửa và để ráo nước.
- Đem lá sim đã chuẩn bị sắc nước với lửa nhỏ, sắc đến khi thu được hỗn hợp cao đặc là có thể sử dụng được.
- Để cho hỗn hợp nguội sau đó bôi vào vùng da bị tổ đỉa rồi rửa lại với nước sạch.
- Có thể thực hiện cách này khoảng 2 lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, mụn nước do bệnh tổ đỉa gây ra.

4. Dùng lá khế chua
Khế (Averrhoa carambola) là thực vật có nhiều ở các nước châu Á. Cả phần lá và quả của khế đều có nhiều acid hữu cơ có nhiều lợi ích cho làn da của bạn. Y học cổ truyền xem lá khế là dược liệu có tính hàn, giúp lợi tiểu tiện, tán nhiệt độc. Lá khế phù hợp để chữa nhiều chứng bệnh như ngứa, mề đay, dị ứng và một số bệnh ngoài da gây ngứa như tổ đỉa.
Chuẩn bị:
- Một nắm lá khế tươi (khoảng 50 – 100 gam).
Thực hiện:
- Rửa sạch phần lá khế đã chuẩn bị sau đó để ráo nước.
- Giã nát hoặc xay nát phần lá khế rồi cho vào nồi đun sôi với nước (khoảng 1 – 2 lít).
- Để cho nước nguội bớt sau đó dùng nước lau rửa, vệ sinh vùng da bị tổ đỉa. Có thể dùng phần xác đã xay nhuyễn chà xát nhẹ nhàng trên da.
- Sau khi thực hiện, tắm lại bằng nước sạch.

5. Ngâm rửa bằng lá trà xanh
Trà (Camellia sinensis) nhất là trà xanh là loại thực vật có nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên (antioxidiant). Trong Y học cổ truyền, đây là dược liệu có vị hơi đắng, chát, có mùi thơm, thường phối hợp với nhiều loại thảo mộc khác làm thức uống chữa một số bệnh. Đồng thời, trà xanh cũng là nguyên liệu có lợi trong việc chăm sóc da, giảm triệu chứng một số bệnh ngoài da như tổ đỉa.
Chuẩn bị:
- Khoảng 1 nắm lá trà xanh tươi.
Thực hiện:
- Ngâm lá trà xanh với nước muối, để ráo nước.
- Cho lá trà xanh vào nồi nấu cùng với khoảng 1 lít nước.
- Khi nước sôi thì tắt và pha nước cùng với nước mát để tắm, giúp làm sạch vùng da bị tổ đỉa và giảm ngứa ngáy, khó chịu.

6. Dùng cây chìa vôi
Dây chìa vôi (Cissus modeccoides) hay còn gọi là dây đau xương, mọc ở khá nhiều nơi trên nước ta. Ngoài công dụng chính là chữa các chứng đau nhức, dây chìa vôi còn được sử dụng để cải thiện nhiều bệnh ngoài da như tổ đỉa, ngứa da,…
Chuẩn bị:
- Khoảng 150g dây chìa vôi tươi.
Thực hiện:
- Dây chìa vôi tươi đem rửa sạch, để ráo nước.
- Cho vào nồi đun sôi lên với nước trong khoảng 20 phút và lọc lấy phần nước.
- Dùng nước này thấm với khăn mỏng đắp lên vùng da bị tổ đỉa khoảng 20 phút sau đó rửa lại với nước sạch.

Chữa bệnh tổ đỉa bằng cây thuốc Nam trong vườn không phải là những phương pháp mới mà đã được áp dụng từ rất lâu. Khi áp dụng các biện pháp chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc Nam, bệnh nhân cũng cần kết hợp các biện pháp điều trị khác để đạt hiệu quả tốt nhất. Hi vọng một số hướng dẫn trên đây sẽ giúp bạn có những cách chăm sóc sức khỏe làn da tốt hơn khi gặp phải căn bệnh khó chịu như bệnh tổ đỉa.
Tìm hiểu về bệnh tổ đỉa:
tôi bị chàm tổ đỉa đã nhiều năm,hiện giờ 2bàn tay và 2bàn chân tôi hay bị ngứa liên tục.tôi lại bị hạ huyết áp mạn tính nên rất mệt mỏi.Vậy yôi nên khám chữa ở khoa nào,bệnh viện nào?