Tổ đỉa là một bệnh ngoài da khá dai dẳng, rất dễ gặp phải, đặc biệt là khi bệnh nhân không có những biện pháp phòng ngừa, chăm sóc và vệ sinh da đúng cách. Dùng lá khế chữa bệnh tổ đỉa là cách khá đơn giản, có thể thực hiện tại nhà kết hợp song song với các phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị.

Cách chữa này hoàn toàn không mới, dân gian đã sử dụng từ rất lâu để cải thiện nhiều chứng bệnh ngoài da. Để hểu thêm về cách chữa bệnh tổ đỉa từ lá khế, bạn có thể tham khảo bài viết kèm theo một số hướng dẫn chi tiết dưới đây.

lá khế chữa tổ đỉa
Dùng lá khế chữa tổ đỉa là phương pháp tự nhiên được nhiều người áp dụng

Lá khế và những công dụng hữu ích

Khế (tên khoa học là Averrhoa carambola L.) một trong những loại cây khá phổ biến ở nước ta, thuộc họ chua me đất (Oxalidaceae). Trong thành phần hóa học của quả và lá khế khá đa dạng, đặc biệt chứa nhiều tinh dầu và một số hoạt chất khác, điển hình như:

  • Tinh dầu gốc etyl acetat, trans-2-hexenal,…
  • Các loại vitamin như A, B1, B2, C, PP.
  • Một lượng nhỏ carbohydrat, protein, xơ và một số loại hoạt chất khác.

Thử nghiệm lá khế cho kết quả kháng histamine, giảm triệu chứng ngứa ngoài da. Đồng thời có một số tác dụng tích cưc trong việc cải thiện các thương tổn, kích thích lành da, hỗ trợ làm sạch da và giúp cho da sớm phục hồi.

Theo kinh nghiệm Y học cổ truyền, lá khế là nguyên liệu mát, có tình bình, ôn sinh. Tác dụng chính của lá khế là sinh tân dịch, giúp giải khát, hỗ trợ lợi tiểu. Ngoài ra lá khế còn giúp trị phong nhiệt giải độc, khử khuẩn. Chính vì những tác dụng này nên lá khế từ lâu đã được dùng để chữa nhiều bệnh ngoài da phổ biến, thường gặp trong đời sống như các chứng mề đay, ngứa và nổi mẩn, rôm sảy ở trẻ em, bệnh tổ đỉa, bệnh vẩy nến và một số bệnh ngoài da khác.

Cách dùng lá khế trị bệnh tổ đỉa

Lá khế khá dễ tìm, ở một số vùng trồng khá nhiều khế nên việc tìm nguyên liệu không quá khó khăn. Bạn hoàn toàn có thể tự chuẩn bị nguyên liệu và thực hiện tại nhà. Thông thường, lá khế được sử dụng phổ biến theo hai cách là dùng ngâm rửa hoặc dùng để đắp.

1. Dùng lá khế để ngâm rửa

Chuẩn bị:

  • Lá khế tươi chuẩn bị khoảng 1 nắm to (khoảng 100 gram).

Thực hiện:

  • Ngâm lá khế với nước muối, rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Sau khi rửa đem phần lá khế đã chuẩn bị vò nát.
  • Cho lá khế vào nồi để đun sôi với nước sạch. Trong khi đun có thể cho vào khoảng 1/2 hoặc 1 muỗng muối hạt.
  • Tiếp tục đun sôi lá khế như vậy với thời gian khoảng 10 đến 15 phút
  • Khi nước đã sôi, bạn tắt bếp và chờ cho nước bớt nóng rồi ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa.
  • Có thể thực hiện cách này mỗi ngày một lần, mỗi tuần có thể lặp lại vài lần.

2. Dùng lá khế để đắp

Chuẩn bị:

  • Tương tự như cách trên, bạn cần khoảng 100 gram lá khế tươi.
  • Khoảng 2 muỗng nước cốt chanh.
  • Băng gạc hoặc vải sạch.

Thực hiện:

  • Đem lá khế đã chuẩn bị rửa sạch với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất sau đó để ráo.
  • Cho lá khế vào giã nát với nước cốt chanh đã chuẩn bị. Trộn đều hỗn hợp.
  • Quấn hỗn hợp vào băng gạc hoặc vải sạch sau đó đắp lên vùng da bị tổ đỉa. Để nguyên khoảng 1 giờ rồi rừa lại với nước mát.
  • Có thể thực hiện cách này 1 ngày/lần. Mỗi tuần thực hiện khoảng 2 – 3 ngày.
lá khế có nhiều lợi ích
Nhiều hoạt chất có lợi được tìm thấy trong lá khế

Một số lưu ý khi chữa tổ đỉa bằng lá khế

Trong thời gian sử dụng lá khế để chữa bệnh tổ đỉa, bạn cũng nên lưu ý một số yếu tố sau đây:

  • Không sử dụng lá khế đối với những trường hợp da đang có tổn thương như vết loét hoặc vết thương hở.
  • Khi sử dụng lá khế chú ý ngâm rửa kỹ, không thực hiện qua loa để tránh tồn đọng bụi bẩn trên lá.
  • Vệ sinh các vị trí da mắc bệnh tổ đỉa hằng ngày. Lưu ý dùng các sản phẩm chăm sóc và vệ sinh da phù hợp. Tránh các chất kích thích, chất tẩy mạnh.
  • Bảo vệ da trước các yếu tố tiếp xúc bên ngoài môi trường vì có thể làm cho tình trạng tổ đỉa năng hơn. Đặc biệt tránh tiếp xúc với các khu vực đất, nước bẩn.
  • Không gãi, cào, chà xát hoặc bóc, gỡ các mảng tổ đỉa trên da vì sẽ làm cho tình trạng tổ đỉa thêm nặng. Nếu làm cho da bị trầy xước, bong tróc có thể khiến vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
  • Lựa chọn các loại trang phục thoải mái, thấm hút tốt để sử dụng. Chú ý thay và vệ sinh trang phục thường xuyên để tránh bám mồ hôi vào cơ thể, nhất là tại các vùng da bị tổ đỉa.

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá khế không phải là cách mới mà đã được áp dụng từ lâu. Trong quá trình thực hiện bạn cũng đừng quên thực hiện các biện pháp chăm sóc, vệ sinh da. Trong trường hợp đã có chỉ định điều trị từ bác sĩ thì nên tuân thủ, không nên tự ý thay thế bằng các biện pháp điều trị tự nhiên.

Hiểu thêm về bệnh tổ đỉa

Bình luận

  1. Hưởng says: Trả lời

    C dùng là khế chữa tổ đỉa. Vậy cho e hỏi là dùng lá khế chua hay lá khế ngọt ạk. Vì nhà e chỉ có cây khế ngọt thôi.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *