Chữa bệnh tổ đỉa bằng củ ráy là bài thuốc dân gian mang lại tác dụng tốt đã được ông cha ta biết đến và áp dụng từ lâu. Vậy vì sao loại củ này có thể chữa được bệnh tổ đỉa? Cách thực hiện bài thuốc này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này thông qua bài viết sau đây!

Vì sao củ ráy có thể chữa được bệnh tổ đỉa?

Củ ráy hay còn được gọi là cây ráy, cây ráy dại, cây dã vu… là một loại cây mọc hoang và khá quen thuộc với người dân chúng ta, đặc biệt là những người dân ở vùng nông thôn. Đây là loại cây thân mềm, khi đã phát triển đầy đủ, cây có thể cao từ 0,3 – 1,4m, rễ của cây mọc dài và phát triển thành củ có nhiều đốt ngắn, vỏ của củ mọc vảy và xếp thành lớp màu nâu.

Theo Đông y, ráy là loại củ được xem như một vị thuốc quý và thường được chú ý nghiên cứu. Đây là loại củ có vị cay, tính mát, có thể dùng để thanh nhiệt giải độc, tiêu lợi, tán ứ… Những nghiên cứu của y học hiện đại cũng chỉ ra rằng trong thành phần của củ ráy có chứa một lượng chất Flavonoid – một chất có hoạt tính kháng khuẩn, khử gốc tự do, tiêu viêm, các hợp chất khác như saponin, protein cũng đều là những hợp chất có tác dụng rất tốt cho sức khỏe chúng ta.

Củ ráy có tác dụng chữa bệnh tổ địa rất tốt
Củ ráy có tác dụng chữa bệnh tổ địa rất tốt

Vì loại củ này chứa nhiều dược tính nên thường được sử dụng để chữa trị các chứng bệnh như phong đờm, gãy xương, sốt rét cơn, sưng đau tay chân… Ngoài ra, đây cũng là vị thuốc thường được dùng để chữa các chứng bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt, ngứa, nấm kẽ tay chân trong đó có cả bệnh tổ đỉa. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về cách chữa bệnh tổ đỉa từ củ ráy, hãy tiếp tục theo dõi bài viết này nhé!

Hướng dẫn cách chữa bệnh tổ đỉa từ củ ráy

Tổ đỉa là một trong những bệnh ngoài da không hiếm gặp, bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của chứng bệnh này. Vì những bệnh ngoài da thường có những đặc điểm và triệu chứng tương đối giống nhau, do đó có không ít người vẫn thường nhầm lẫn bệnh tổ đỉa với nhiều loại bệnh khác. Chẩn đoán sai bệnh sẽ gây ra không ít khó khăn trong quá trình điều trị, vì vậy để chữa trị bệnh tổ đỉa mang lại hiệu quả tốt, bạn cần hiểu rõ mình có bị tổ đỉa hay không.

Những đặc điểm mà bạn có thể tham khảo để phân biệt tổ đỉa với những căn bệnh khác bao gồm: Thường xuất hiện các mụn nước màu trắng và trong ẩn dưới lớp da dày, kích thước nằm trong khoảng từ 1 – 2 mm, khó vỡ và chúng thường tập trung thành từng đám. Tổ đỉa thường xảy ra từng đợt, gây ra những cảm giác ngứa ngáy khó chịu kéo dài. Ngoài ra, những mụn nước này khi khô lại sẽ làm cho da bị lốm đốm các điểm dày sừng có màu vàng đục và gây tróc da.

Tuy không gây ra những nguy hiểm về tính mạng, nhưng bệnh tổ đỉa lại khiến cho người bệnh ngứa ngáy khó chịu, ăn ngủ không yên. Thêm vào đó chúng còn khiến cho người bệnh vô cùng tự ti trong giao tiếp hàng ngày. Do đó cần phải tìm cách điều trị chứng bệnh càng nhanh càng tốt. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách điều trị tổ đỉa bằng củ ráy:

Bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng củ ráy
Bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng củ ráy
+ Chuẩn bị: 2 củ ráy tươi

+ Cách thực hiện:

  • Cạo sạch vỏ bên ngoài, mang đi rửa sạch, thái thành từng lát mỏng rồi mang đi giã nát.
  • Cho tất cả củ ráy đã giã nát vào một cái nồi, cho thêm nước với lượng vừa đủ và đun sôi, chờ cho nước sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp.
  • Chờ cho nước nguội bớt thì bạn lấy nước này để ngâm và rửa vùng da bị bệnh.

Bạn cứ kiên trì thực hiện bài thuốc này khoảng vài tuần sẽ thấy các triệu chứng bệnh tổ đỉa thuyên giảm hẳn. Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu sẽ không còn và các vết thương trên vùng da bị tổn thương cũng lành lại nhanh hơn.

Lời kết: Bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa từ củ ráy là cách điều trị thường mang lại hiệu quả tốt, an toàn, không gây ra kích ứng cho da có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Nhưng cũng giống như đa số các bài thuốc dân gian khác, chữa tổ đỉa từ củ ráy thường chỉ có tác dụng đối với những người có tình trạng bệnh đang nhẹ, ít khi có hiệu quả với người bị bệnh nặng, Do đó, trong trường hợp đã sử dụng một vài tuần mà không thấy mang lại kết quả gì thì bạn nên đến những cơ sơ y tế uy tín để thăm khám và tìm cách chữa trị hiệu quả hơn.
Ngoài ra, để bệnh nhanh được chữa khỏi, các bạn cần chú ý thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt cho thật hợp lý. Không nên ăn hoặc tiếp xúc vối những thứ dễ gây ra kích ứng cho da như phấn hoa, lông động vật, tôm, cua…các loại chất kích thích và cũng nên thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, uống nhiều nước để giúp cơ thể khỏe mạnh và giúp cơ thể tránh được nguy cơ mắc các chứng bệnh ngoài da khác.
Có thể bạn muốn xem

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *