Trang Chủ » Viêm nang lông » Cách chữa trị bệnh viêm nang lông và thuốc điều trị phù hợp
Cách chữa trị bệnh viêm nang lông và thuốc điều trị phù hợp
Viêm nang lông là một trong những bệnh ngoài da khá phổ biến, thường bùng phát vào mùa hè. Đây là căn bệnh có thể gây ra tình trạng sần đỏ trên da, đặc biệt là tại gốc nang lông. Khi rơi vào trường hợp này, cách chữa trị viêm nang lông như thế nào? Có những lưu ý gì cần biết trong quá trình điều trị?

Một số thông tin cần biết về bệnh viêm nang lông
Bệnh viêm nang lông (folliculitis) còn gọi là bệnh viêm lỗ chân lông, có thể mắc phải do nhiều nguyên nhân như nhiễm khuẩn (nhất là tụ cầu vàng), nhiễm nấm, tiếp xúc với các yếu tố kích ứng, các hoạt động nhổ lông, cạo lông gây trầy xước da. Đồng thời một số yếu tố như mồ hôi, quần áo chật, tăng tiết mồ hôi và nhiều yếu tố khác cũng có thể gây ra tình trạng viêm nang lông.
Tình trạng viêm nang lông thường dai dẳng, khó chịu. Bệnh dễ tiến triển nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng khó chịu trên da như gây viêm mô, tạo mụn nhọt cụm, đinh râu,… Đồng thời, bệnh nhân bị viêm nang lông nếu như điều trị không hợp lý cũng có thể dẫn đến tình trạng hư tổn vĩnh viễn tại chân lông khiến cho lông không thể mọc được nữa.
Nguyên tắc điều trị bệnh viêm nang lông
Đối với bệnh viêm nang lông, người bệnh cần tuân thủ theo một số nguyên tắc điều trị để đạt hiệu quả cao, điều trị đúng hướng, tránh mất nhiều thời gian. Trong điều trị bệnh viêm nang lông, có một số nguyên tắc chung bao gồm:
1. Loại bỏ nguyên nhân gây bệnh
Trong quá trình điều trị bệnh viêm nang lông, cần chú ý tránh các yếu tố khiến cho bệnh viêm nang lông nặng hơn. Chú ý loại bỏ những nguyên nhân gây ra bệnh viêm nang lông. Điều này rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh cũng như tránh cho bệnh tiến triển nặng hơn.
2. Điều trị bằng thuốc đặc hiệu
Khi đã loại bỏ được các tác nhân khiến cho viêm nang lông nặng hơn, bệnh nhân có thể được điều trị cụ thể bằng các loại thuốc phù hợp. Tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân mà có thể điều trị bằng thuốc bôi ngoài chứa kháng sinh, sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn hoặc kết hợp các loại kháng sinh uống có tác dụng toàn thân.
3. Vệ sinh và chăm sóc da
Trong vệ sinh cá nhân khi bị viêm nang lông, bệnh nhân cần chú ý giữ vệ sinh da thường xuyên với xà phòng sát khuẩn. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần hạn chế cào, gãi lên da để tránh làm cho các thương tổn trên da bị kích thích, trở nên trầm trọng hơn. Các biện pháp phòng tránh tái phát viêm nang lông cũng cần được thực hiện đúng cách để giúp kiểm soát tình trạng da, tránh để cho bệnh tiến triển nặng hơn.

Điều trị viêm nang lông theo phác đồ cụ thể
Tùy theo tình trạng viêm nang lông, bệnh nhân có thể được điều trị theo phác đồ cụ thể. Thông thường, một số loại thuốc điều trị viêm nang lông thường được chỉ định điều trị gồm có:
1. Nhóm dung dịch sát khuẩn
Đây là nhóm thuốc dùng khá phổ biến trong điều trị các bệnh ngoài da. Tác dụng chính của các nhóm thuốc sát khuẩn dạng dung dịch là làm sạch da, cải thiện các dấu hiệu viêm nhiễm do viêm nang lông. Qua đó, các loại dung dịch sát khuẩn này có thể giúp cho viêm nang lông được kiểm soát, tránh lan rộng và tiến triển nặng hơn. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại dung dịch sát khuẩn dùng ngoài da như:
- Dung dịch Povidon – iodin (nồng độ 10%).
- Dung dịch Hexamidine (nồng độ 0,1%).
- Dung dịch Chlorhexidine (nồng độ 4%).
Tùy theo tình trạng viêm nang lông, bệnh nhân có thể được điều trị bằng dung dịch sát khuẩn trong thời gian từ 2 – 4 lần mỗi ngày.
2. Nhóm thuốc kháng sinh dùng ngoài da
Bên cạnh các loại thuốc bôi ngoài da, điều trị tại chỗ bằng các loại thuốc kháng sinh cũng là một trong những giải pháp để cải thiện tình trạng thương tổn trên da do các bệnh ngoài da như viêm nang lông. Các loại thuốc này đa phần là các loại kem bôi ngoài da hoặc thuốc mỡ bôi ngoài da. Tùy theo diện tích và tình trạng viêm nang lông trên da mà bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kháng sinh dùng ngoài da như:
- Thuốc mỡ hoặc kem bôi ngoài da chứa acid Fucidic.
- Thuốc mỡ có hoạt chất Mupirocin (nồng độ 2%).
- Thuốc mỡ Neomycin bôi ngoài da.
- Kem bôi ngoài da chứa hoạt chất Sulfadiazin bạc (nồng độ 1%).
- Thuốc kháng sinh dạng dung dịch như Erythromycin.
- Thuốc kháng sinh dạng dung dịch như Clindamycin.
Bác sĩ có thể chỉ định liều lượng và cách dùng phù hợp cho từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. Thông thường các loại thuốc bôi ngày được chỉ định sử dụng trong thời gian từ 1 – 2 lần mỗi ngày. Môt số trường hợp có thể được sử dụng bôi từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Mỗi đợt điều trị bằng thuốc kháng sinh ngoài da thường kéo dài từ 7 – 10 ngày. Sau mỗi đợt điều trị, bệnh nhân có thể được thăm khám và chẩn đoán lại để đánh giá mức độ hiệu quả.
3. Nhóm thuốc kháng sinh dạng uống, điều trị toàn thân
Đa số các loại thuốc kháng sinh dạng uống dùng điều trị toàn thân thường chỉ dùng cho những trường hợp bệnh nhân bị viêm nang lông nặng. Ở những trường hợp này, bệnh nhân viêm da cơ địa có thể được điều trị phối hợp các loại thuốc bôi ngoài da, thuốc kháng sinh dạng kem, thuốc uống điều trị toàn thân.
Các thuốc kháng sinh điều trị toàn thân thường có dạng uống và dạng thuốc truyền tĩnh mạch. Một số loại thuốc kháng sinh dạng uống, thuốc truyền tĩnh mạch thường được sử dụng bao gồm:
- Nhóm thuốc Cloxacilin có thể sử dụng để tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc được sử dụng để uống. Liều dùng thông thường cứ 6 giờ thì tiêm khoảng 250 – 500 mg. Trường hợp trẻ em cân nặng dưới 20 kg thì cứ 6 giờ dùng từ 12,5 – 25 mg/kg.
- Nhóm thuốc Amoxicilin hoặc nhóm thuốc Clavulanic có thể được sử dụng để uống. Loại thuốc này có thể được sử dụng cho cả người lớn và trẻ em. Liều dùng thông thường 875/125 mg dùng mỗi ngày 2 lần. Đối với trẻ em sử dụng 25 mg/kg cân nặng/ngày. Mỗi ngày chia làm 2 lần uống.
- Nhóm thuốc Clindamycin cũng có thể được dùng để truyền tĩnh mạch hoặc uống. Sử dụng uống hoặc truyền tĩnh mạch từ 300 – 400 mg dùng mỗi ngày 3 lần. Đối với trẻ em từ 10 – 20 mg/kg cân nặng/ngày uống hoặc truyền tĩnh mach 3 lần mỗi ngày.
- Nhóm thuốc Vancomycin có tác dụng điều trị phối hợp điều trị trong trường hợp nhiễm thêm tụ cầu vàng.
Thời gian điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh dạng uống, truyền tĩnh mạch thường chỉ rơi vào thời gian khoảng 7 – 10 ngày. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà lượng thuốc được chỉ định sử dụng cũng khác nhau. Do đó bệnh nhân không được tự ý sử dụng nếu như chưa có những chỉ định cụ thể từ bác sĩ.

Một số lưu ý khi điều trị viêm nang lông
Khi điều trị viêm nang lông, bệnh nhân cần chú ý thăm khám sớm để tránh những ảnh hưởng không mong muốn do bệnh gây ra. Khi điều trị viêm nang lông bằng các loại thuốc điều trị cũng cần đặc biệt chú ý sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc tùy thiện nếu chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng xấu của thuốc.
Đồng thời, trong thời gian điều trị viêm nang lông, bạn cần chú ý chăm sóc da hợp lý. Đồng thời bạn cũng cần tránh xa các nguyên nhân góp phần gây ra viêm nang lông cũng như làm cho tình trạng viêm nang lông tiến triển nặng hơn.
Viêm nang lông không phải là một bệnh ngoài da quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu điều trị không đúng cách, bệnh có thể để lại nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, gây ra biến chứng và nhiễm trùng. Việc điều trị sớm bệnh viêm nang lông theo hướng dẫn phù hợp từ bác sĩ là rất quan trọng và cần thiết. Chúc bạn sớm cải thiện sức khỏe do căn bệnh này gây ra.
Viêm nang lông và một số vấn đề bạn cần biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!