Trang Chủ » BỆNH TỔ ĐỈA » 4 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không có thể bạn chưa biết
4 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không có thể bạn chưa biết
Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không là một trong những cách điều trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian. Với bài thuốc trị bệnh này bạn sẽ không cần phải băn khoăn về kết quả chữa bệnh cũng như chi phí điều trị.
Bệnh tổ đỉa tuy không phải là bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây tác động không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Bên cạnh đó, tổ đỉa còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin trong khả năng giao tiếp. Gián tiếp hoặc trực tiếp tác động đến tâm lý bệnh nhân, có trường hợp người bệnh vì ngại tiếp xúc với xã hội dẫn đến chứng trầm cảm nặng nề.
Chính vì lý do này, người bệnh nên tiến hành điều trị bệnh tổ đỉa càng sớm càng tốt. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thuốc và phương pháp điều trị tổ đỉa. Mỗi phương pháp đều có cách thức điều trị khác nhau vì vậy mà hiệu quả đạt được thường không giống nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bản thân đồng thời cũng mong muốn bệnh mau khỏi, rất nhiều bệnh nhân đã chuyển sang xu hướng lựa chọn điều trị tổ đỉa bằng thuốc dân gian. Và nổi bật hơn hết là bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không.
Công dụng của lá trầu không đối với sức khỏe và bệnh tổ đỉa
Chắc hẳn, lá trầu không không còn quá xa lạ với người dân Việt. Bởi trong các đám cưới hoặc đám hỏi không thể thiếu mâm lá trầu cau vì trầu và cau tượng trưng cho sự sắt son bền chặt mà bất kỳ cuộc hôn nhân nào cũng muốn hướng đến. Bên cạnh đó, để bắt đầu một câu chuyện, các cụ xưa thường mời nhau miếng trầu quẹt vôi. Và chính vì lẽ đó mà câu nói “miếng trầu là đầu câu chuyện” ra đời.
Không chỉ dừng lại ở việc làm món khai vị để bắt đầu câu chuyện mới, lá trầu không còn được người xưa sử dụng như một vị thuốc quý được thiên nhiên hào phóng ban tặng để chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Với tính ấm, vị cay nồng, lá trầu không tác động vào 2 kinh phế đó là tỳ và vị mang lại hiệu quả cao trong việc tiêu viêm, kích thích thần kinh và hệ tiêu hóa, hạ khí, chỉ khái,…
Theo nhận định của Đông y là vậy, còn theo kết quả nghiên cứu của Tây y, các thành phần hóa học chứa trong lá trầu không như eugenol, chavicol, alkaloid, carvacrol, tanin cùng với lượng khoáng chất (canxi, kẽm), vitamin c và acid amin khá dồi dào. Các chất này giống như chất kháng sinh tự nhiên có vai trò hiệu quả trong việc tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời giúp tiêu viêm, giảm nhanh các triệu chứng ngứa rát, hỗ trợ điều trị các bệnh như thấp khớp, đái giắt, bệnh về phổi, suy nhược thần kinh, viêm tinh hoàn, đau răng. Ngoài ra, lá trầu không còn giúp cải thiện các bệnh lý da liễu khá hiệu quả, nhất là bệnh tổ đỉa.
4 Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không
Để bệnh mau chóng phục hồi, ngoài việc biết nguyên liệu trị bệnh thôi vẫn chưa đủ. Người bệnh cần phải biết cách thực hiện đúng bài thuốc trị tổ đỉa bằng lá trầu không. Có như vậy, tình trạng bệnh mới mau chóng được đẩy lùi. Tham khảo ngay các cách chữa bệnh tổ đỉa sau đây.
1/ Dùng lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa
Một trong những cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không hiệu quả, đơn giản và ít tốn kém thời gian nhất đó là dùng lá trầu không nấu nước và tắm. Người bệnh chỉ cần sử dụng 1 nắm lá trầu không đem rửa sạch. Tốt nhất bạn nên ngâm thêm với nước muối pha loãng để loại bỏ bớt vi khuẩn, ký sinh trùng bám trên lá. Tiếp đến, vò nát lá trầu không rồi cho vào thau. Đổ nước sôi vào thau và đậy nắp lại hãm 2 – 3 phút. Dùng nước lá trầu không tắm mỗi ngày, bệnh tổ đỉa sẽ dần dần thuyên giảm sau đó không lâu.
2/ Lá trầu không kết hợp phèn chua
Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không kết hợp với phèn chua rất thích hợp với những ai bị bệnh tổ đỉa ở khu vực chân và tay. Phèn chua kết hợp với trầu không làm tăng công dụng chữa bệnh, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, bỏng rát trên da.
Hướng dẫn thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 30g lá trầu tươi cùng với 2 cục phèn chua.
- Sau khi lá trầu không đã được rửa sạch và vò nát. Các bạn cho vào ấm với 1 lít nước và đun sôi.
- Tiếp đến, cho phèn chua vào và tiếp tục đun cho đến khi phèn chua tan hết.
- Tắt bếp và chờ nước nguội, dùng nước này ngâm chân và tay.
- Với phương pháp trị liệu này người bệnh chỉ cần dành 15 phút mỗi ngày và chỉ sau vài ngày, các nốt mụn nước sẽ dần bong da và giảm dần.
3/ Trị tổ đỉa bằng lá trầu không và muối biển
Muối biển có tính sát khuẩn cao giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Do đó, người bệnh chỉ cần hái vài lá trầu không rửa sạch và giã chung với ít muối, đắp lên vùng da bị tổ đỉa. Cảm giác ngứa ngáy, đau rát sẽ dần biến mất nếu bệnh nhân thường xuyên áp dụng cách làm này.
Ngoài ra, người bệnh có thể dùng muối biển nấu chung với lá trầu không và dùng nước này rửa vết thương mỗi ngày. Hiệu quả điều trị từ bài thuốc này không hề kém các phương pháp chữa trị nêu trên.
4/ Trị bệnh tổ đĩa bằng lá trầu không và rau răm
Thêm một công thức mới chữa bệnh tổ đĩa bằng lá trầu không đó là kết hợp giữa lá trầu không với rau răm. Bệnh nhân rửa sạch rau răm và lá trầu không rồi vò nát cho vào ấm đun sôi. Chờ nước nguội, bạn dùng nước để ngâm chân, đồng thời lấy phần bã chà sát lên vùng da bị tổ đỉa. Mỗi ngày chỉ cần dành 15 phút ngâm chân và kiên trì sử dụng, bệnh của bạn sẽ được cải thiện hiệu quả.
→ Tham khảo thêm: Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm
Lưu ý:
Người bệnh trước khi áp dụng các bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không nên lưu ý những điểm sau:
- Nên lựa chọn những lá trầu không còn tươi, có bản to, màu xanh đậm. Và để đảm bảo được tiêu chí này, tốt nhất người bệnh nên đến ngay vườn để hái.
- Ngoài ra, để cho bài thuốc đạt được hiệu quả điều trị bệnh khả quan, trước khi ngâm, các bạn nên chọc cho các nốt mụn tổ đỉa vỡ ra. Cách làm này sẽ giúp cho hoạt chất kháng sinh có trong lá trầu không thấm sâu vào bên trong và tiêu diệt vi khuẩn tốt hơn. Ngoài ra, sau khi ngâm xong, bạn nên nhớ lau khô và bôi thêm thuốc mỡ kháng sinh, mục đích tránh gây nhiễm trùng ở da.
Bên cạnh việc áp dụng các cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không và để bệnh mau chóng khỏi, người bệnh cũng nên có chế độ ăn uống khoa học. Đồng thời, cũng nên có chế độ tập luyện đều đặn để nâng cao sức đề kháng. Bên cạnh đó, cũng đừng quên tuân thủ các biện pháp hỗ trợ phòng ngừa bệnh để tránh bệnh quay trở lại.
→ Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!