Cách chữa bệnh giời leo [Hướng dẫn xử lý nhanh]
Giời leo là bệnh ngoài da dễ xuất hiện vào các tháng mùa mưa. Áp dụng những cách chữa bệnh giời leo càng sớm càng giúp cho các triệu chứng bệnh được đẩy lùi nhanh chóng hơn và tránh được những ảnh hưởng không mong muốn. Dưới đây là một số hướng dẫn bạn cần biết để xử trí đối với căn bệnh này.

Những cách chữa bệnh giời leo hiện nay
Giời leo là bệnh ngoài da có các tổn thương biểu bì do tiếp xúc với một số loại côn trùng có độc tính. Trong đó có một số loại côn trùng như con giời (Chilenophilidae), kiến ba khoang (Paederus fuscipes), sâu ban miêu (cantharide vésicante),… Những chất độc trong các loại côn trùng này như acid hữu cơ, chất độc Peridin, chất độc Cantharidin,…
Hiện nay, bệnh giời leo có thể chữa được bằng nhiều biện pháp khác nhau. Bệnh nhân có thể được xử lý tại chỗ, điều trị bằng thuốc. Ngoài ra, khi bệnh bắt đầu bước vào giai đoạn lành da có thể sử dụng thêm các biện pháp trị liệu tự nhiên bằng dược liệu tự nhiên giúp da lành nhanh hơn.
Bệnh giời leo (do côn trùng) dễ nhầm lẫn với bệnh Zona thần kinh (do virus) vì chúng có những biểu hiện tương đối giống nhau. Chính vì vậy bạn nên chú ý phân biệt rõ, tránh nhầm lẫn để điều trị đúng hướng. Bạn có thể tham khảo chi tiết bệnh giời leo và zona thần kinh có phải là một?

Xử lý tại chỗ khi bị bệnh giời leo
Đối với bệnh ngoài da như giời leo, các bước xử lý ban đầu rất quan trọng. Sau khi tiếp xúc với các loại côn trùng này, da của bệnh nhân sẽ bắt đầu có các dấu hiệu ngứa râm ran, da đỏ và ngứa. Sau giai đoạn này, da sẽ bắt đầu phồng rộp, có vết bỏng trên nền da đỏ,… Bệnh nhân cũng có thể có các triệu chứng sốt nhẹ và mệt mỏi trong thời gian có phản ứng ngoài da.
Sau khi có tiếp xúc trực tiếp với các loại côn trùng dễ gây kích ứng kể trên, bệnh nhân cần chú ý xử lý tại chỗ để hạn chế tình trạng thương tổn nặng. Các bước xử lý ban đầu sau khi tiếp xúc với côn trùng gây kích ứng da tương đối đơn giản:
- Dùng nước sạch rửa ngay vị trí vừa mới tiếp xúc với các côn trùng như kiến ba khoang, sâu ban miêu, con giời,… Tốt nhất nên rửa dưới vòi nước để loại bỏ bớt các chất độc trên da.
- Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh vùng da bị kích ứng. Không nên sử dụng xà phòng trên vùng da bị kích ứng vì dễ gây kích ứng nặng hơn, nhất là ở người da mẫn cảm.
Một số cách chữa bệnh giời leo
Để cải thiện tình trạng bệnh giời leo, bạn có thể áp dụng một số cách như dùng thuốc bôi ngoài, một số thuốc uống. Ngoài ra có thể phối hợp các loại dược liệu tự nhiên trong giai đoạn thương tổn đã bắt đầu phục hồi.
1. Chữa bệnh giời leo bằng thuốc
Tùy theo tình trạng bệnh mà hướng chữa trị có thể sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống. Một số loại thuốc bôi ngoài da có tác dung sát khuẩn, làm dịu thương tổn, làm mát da, ngăn ngừa viêm nhiễm thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng như:
- Kem kẽm.
- Dung dịch Jarish bôi ngoài da, dung dịch hồ nước, dung dịch xanh methylen.
- Thuốc bôi ngoài da như thuốc mỡ kháng sinh begendrem hoặc samicason,…
- Các loại thuốc bôi ngoài da thuộc nhóm steroid như diproson, gentríon, pesancort, fobancort,…
Ngoài các loại thuốc bôi, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc uống. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà việc sử dụng thuốc cũng khác nhau. Đa số những trường hợp bệnh nhân bị giời leo sử dụng thuốc chủ yếu nhằm mục đích giảm ngứa ngoài da, kháng sinh,… Các loại thuốc uống thường được chỉ định gồm có:
- Nhóm thuốc kháng histamin như cetirizin, loratadin dùng uống giúp giảm ngứa ngáy, khó chịu.
- Nếu có thương tổn do viêm nhiễm ngoài da, bệnh nhân có thể được chỉ định một số thuốc kháng sinh dùng uống.

2. Chữa bệnh giời leo bằng dược liệu tự nhiên
Đối với những trường hợp giời leo đã bước sang giai đoạn lành, không còn viêm nhiễm trên da, bạn có thể áp dụng các biện pháp chữa giời leo bằng dược liệu tự nhiên. Mục đích chính của các loại dược liệu tự nhiên chữa giời leo là giúp thương tổn sớm lành và giảm ngứa ngáy. Một số loại dược liệu tự nhiên thường được sử dụng gồm có:
Rau sam
Tác dụng chính của rau sam là cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu, giải độc, thanh nhiệt. Với bệnh nhân bị giời leo, rau sam có thể sử dụng như bài thuốc rửa ngoài da, sử dụng trong giai đoạn bệnh bắt đầu lành, không còn vết thương hở và không có nhiễm khuẩn. Cách sử dụng khá đơn giản:
Chuẩn bị:
- Rau sam khoảng 1 nắm.
Thực hiện:
- Rửa sạch rau sam, giã nát, vắt nước cốt.
- Có thể bôi lên vùng da bị giời leo, thoa nhẹ nhàng sau đó rửa lại với nước.
- Ngoài ra có thể nấu với nước để dùng ngâm rửa để cải thiện thương tổn ngoài da.

Lá cây xấu hổ
Cây xấu hổ có khả năng giảm đau, giải độc, do đó thường được sử dụng để cải thiện nhiều bệnh ngoài da. Cách dùng lá cây xấu hổ cũng không quá phức tạp, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Chuẩn bị:
- Lá cây xấu hổ khoảng 1 nắm.
Thực hiện:
- Rửa sạch lá cây xấu hổ sau đó đem giã nát.
- Dùng phần lá cây xấu hổ đã giã đắp vào vị trí bị giời leo đang bắt đầu lành để phục hồi nhanh hơn và giúp giảm ngứa.
- Sau khi đắp khoảng 15 – 20 phút thì rửa sạch với nước mát.

Lá sung
Lá sung được dùng nhiều để sát trùng, tiêu viêm ngoài da. Dùng lá sung non trong giai đoạn phục hồi của các bệnh ngoài da giúp cho tổn thương bong vảy nhanh hơn và giảm ngứa ngáy. Sử dụng lá sung để chữa bệnh giời leo theo các bước sau:
Chuẩn bị:
- Lá sung khoảng 1 nắm.
Thực hiện:
- Đem lá sung rửa sạch, để ráo sau đó cắt nhỏ.
- Đắp phần lá sung đã cắt nhỏ đắp lên vùng da bị giời leo.
- Khi thuốc khô thì thay và đắp tiếp đợt thứ hai. Sau hai đợt thì rửa sạch với nước.

Khi sử dụng những dược liệu thiên nhiên cần chú ý lựa chọn nguyên liệu sạch. Không được dùng trong các trường hợp thương tổn vẫn còn mụn nước, vết thương hở, bệnh nhân có nhiễm khuẩn ngoài da.
Có khá nhiều cách chữa bệnh giời leo, từ các loại thuốc bôi ngoài da, thuốc uống cho đến các loại dược liệu tự nhiên. Tuy nhiên dù sử dụng cách chữa bệnh giời leo nào thì bệnh nhân cũng cần lưu ý áp dụng đúng cách, tránh sử dụng tùy tiện. Để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị sớm ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
Người mắc bệnh giời leo nên biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!