Trang Chủ » BỆNH Á SỪNG » Cách chữa bệnh á sừng ở tay
Cách chữa bệnh á sừng ở tay
Tay và chân là 2 vùng da thường xuyên tiếp xúc với nhiều tác nhân kích ứng làm tổn thương da – đây là một trong số những điều kiện khiến cho bệnh á sừng hình thành. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng á sừng ở tay là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tâm lý và thẩm mỹ làn da người bệnh. Vậy chữa bệnh á sừng ở tay có khó không? Chữa bệnh á sừng ở tay bằng những cách nào? Cùng điểm qua một số cách chữa bệnh á sừng phổ biến nhất hiện nay.
Gợi ý 2 cách chữa bệnh á sừng ở tay – Không phải ai cũng biết
Á sừng ở tay là tình trạng da tại các đầu ngón tay, các vị trí trên bàn tay bị khô ráp, nứt nẻ, thậm chí có hiện tượng bong tróc lớp sừng khiến da xù xì, rướm máu và gây đau đớn. Tuy những triệu chứng này chẳng phải nguy hiểm tới tính mạng nhưng nó làm ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nhất là khi gặp điều kiện thời tiết lạnh giá thì bệnh càng nặng hơn, da nứt nẻ, chảy máu nghiêm trọng và không thể cầm nắm.
Có rất nhiều tác nhân gây ảnh hưởng đến bệnh á sừng đó chính là:
- Yếu tố di truyền
- Tiếp xúc hóa chất, chất tẩy rửa, nguồn nước bẩn
- Cơ địa nhạy cảm, dị ứng
- Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm mốc….
Tuy nhiên, dù ở bất cứ nguyên nhân nào thì người bệnh cũng cần có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn đúng cách. Hiện nay, có rất nhiều cách khác nhau để chữa bệnh á sừng ở tay. Nhưng ở mỗi bệnh nhân sẽ có những phác đồ điều trị khác nhau, ngay cả ở bác sĩ cũng trở nên linh hoạt trong từng cách chữa đối với mỗi bệnh nhân khác nhau. Hết sức lưu ý những đánh giá của bác sĩ để mang lại kết quả điều trị hiệu quả hơn.
1/ Chữa bệnh á sừng ở tay bằng thuốc Tây
Tương ứng với các dạng bệnh á sừng thể nhẹ, cấp tính thường các bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc có tác dụng bạt sừng như: betnoval, diporsalic, dibetalic, axit salixilic và một số thuốc kem dưỡng ẩm kháng viêm khác. Nhằm hạn chế tình trạng dày sừng, hạn chế nứt da, bong tróc.
Ở những trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ thường linh hoạt trong việc dùng thuốc kết hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ phối hợp dùng thêm một số loại thuốc chống viêm nhiễm như thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng histamin để làm giảm triệu chứng ngứa. Đặc biệt là cân nhắc trong việc dùng thuốc corticoid ( sở dĩ gọi là cân nhắc vì thuốc corticoid có rất nhiều tác dụng phụ có hại nếu dùng kéo dài vì vậy mà cần phải cân nhắc theo dõi dùng thuốc cẩn thận).
=> Bác sĩ nói gì khi dùng thuốc tân dược điều trị bệnh á sừng?
Bác sĩ Đoàn Thị Lệ Hồng, Bệnh viện Da liễu TP. HCM cho biết: “Mặc dù đây là phương pháp cho kết quả điều trị nhanh, sau thời gian ngắn dùng thuốc là các triệu chứng á sừng ở tay giảm rõ rệt. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cũng để lại rất nhiều tác dụng phụ, vì thế cần phải sử dụng thuốc theo liều lượng nhất định để hạn chế biến chứng. Điều quan trọng là cần phối hợp hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ chỉ định kết hợp với chế độ sinh hoạt đúng cách đẩy lùi bệnh nhanh chóng.” Bên cạnh đó, bác sĩ cũng chỉ ra một số điểm cần lưu ý một số điều để dùng thuốc tân dược cho hiệu quả cao như:
- Không được tự ý dùng thuốc bôi, thuốc uống và lạm dụng thuốc trị bệnh á sừng mà chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Thay thế thuốc khi xảy ra tình trạng kháng thuốc.
- Dừng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, không nên cảm thấy giảm triệu chứng của bệnh mà dừng thuốc, chưa khỏi dứt điểm bệnh sẽ tái phát lại tức thời.
- Dừng ngay thuốc khi gặp phải phản ứng dị ứng cơ địa ngứa, nổi mẩn đỏ sau khi dùng thuốc.
2/ Dùng các loại thảo dược tự nhiên điều trị á sừng ở tay
Chữa á sừng ở tay bằng các thảo dược thiên nhiên được dựa trên kinh nghiệm của dân gian tương truyền rằng các loại thảo dược này có tác dụng loại bỏ các triệu chứng của bệnh á sừng ở đầu ngón tay và lòng bàn tay khá hiệu quả. Các thảo dược từ thiên nhiên được nhắc đến trong bài chia sẻ này chính là:
♦ Sử dụng kết hợp khoai tây và các loại lá
Mục tiêu điều trị nhằm làm mềm da nhờ vitamin, khoáng chất có trong khoai tây. Ngoài ra lá sung và lá đu đủ có tác dụng giúp vệ sinh da, phòng ngừa vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập vào da. Để mang lại hiệu quả nhất, cần thực hiện theo các bước cụ thể sau:
- Dùng 1 nắm lá trà xanh còn tươi mang đi rửa sạch rồi đem đun sôi với 1 lít nước. Khi nước sôi già khoảng 3-5 phút thì tắt bếp để cho nước nguội bớt. Sau đó, vớt bỏ bã lá trà xanh ra và đậy nắp bảo quản qua đêm. Tiếp đến mang lá đu đủ, lá sung đi rửa sạch, khoai tây thì luộc chín và bóc bỏ vỏ. Giã nát các nguyên liệu vừa chuẩn bị.
- Rửa tay bằng nước lá trà xanh đã chuẩn bị qua đêm, kế đến đắp hỗn hợp nguyên liệu vừa giã nát lên bàn tay bị á sừng rồi dùng miếng gạc sạch bịt kín tay để giữ hỗn hợp không bị rơi, để khoảng 2-3 tiếng sau đó rửa sạch tay bằng nước ấm và thấm khô da. Kiên trì áp dụng cách này 2-3 lần/ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
♦ Kết hợp cây sài đất và rau răm
Đây là 2 loại rau dùng kết hợp với nhau giúp điều trị á sừng ở tay nhanh chóng. Cả sài đất và rau răm đều có tính sát khuẩn rất cao giúp loại bỏ lớp da thừa, bong tróc, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập.
- Nguyên liệu cần: Rau răm 50g và cây sài đất 50g
- Cách dùng: Sài đất rửa sạch, cho vào ấm đất đun sôi với 2 chén nước. Khi nước sôi để âm ấm rồi ngâm tay khoảng 10 phút. Sau đó rửa sạch rau răm rồi mang đi giã nát, đắp trực tiếp lên tay, dùng gạc sạch buộc nhẹ để rau răm không bị rơi ra. Để rau răm trên da khoảng 30 phút thì rửa sạch bằng nước ấm và thấm khô da.
♦ Nấu nước uống từ đinh lăng và huyết dụ
Đinh lăng và huyết dụ là 2 nguyên liệu trong dân gian cũng khá dễ tìm trong sân vườn.
- Nguyên liệu cần dùng: Lá Huyết dụ 100g, lá đinh lăng khoảng 50g.
- Cách thực hiện: Rửa sạch 1 nắm lớn lá đinh lăng và huyết dụ sau đó cho vào ấm sắc cùng với 2 bát nước, để nước nguội thì uống. Khi uống có thể thêm vào 1 ít cam thảo cho dễ uống. Uống 2 loại thuốc này rất lành tính nên hoàn toàn có thể thay nước lọc để uống.
=> Lời khuyên của chuyên gia khi sử dụng thảo dược chữa á sừng ở tay
Theo bác sĩ chuyên khoa da liễu: “Khó có thể nhận định việc chữa bệnh á sừng ở tay bằng mẹo dân gian là tốt hay không được, bởi có người áp dụng thành công nhưng cũng có người áp dụng mãi không khỏi. Ý tôi muốn nói đây chính là cách trị này còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa và độ kiên trì của mỗi bệnh nhân.” Bác sĩ cũng cho biết một vài trường hợp nhập viện vì tự ý dùng thảo dược thiên nhiên chữa không đúng cách gây bỏng da hoặc khiến bệnh tình nặng hơn. Tuy không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm nhưng là một bác sĩ giàu kinh nghiệm luôn khuyên bệnh nhân không nên tự ý điều trị bệnh, nhất là khi áp dụng những cách chữa á sừng ở tay không rõ nguồn gốc làm bệnh không những không khỏi mà còn nặng hơn.
Ngoài ra, người mắc bệnh á sừng phải hết sức thận trọng trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, cụ thể như sau:
1. Hạn chế tiếp xúc với hóa chất: xà phòng, dầu gội, sữa tắm, nước rửa bát… Phải đeo găng tay khi tiếp xúc với những hóa chất đó.
2. Thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm, nhất là những loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
3. Thận trọng với thời tiết: khi thời tiết thay đổi những người có cơ địa dị ứng, mẫn cảm với môi trường, cần phải chú ý trang bị đầy đủ như: đeo kính, đeo khẩu trang, găng tay…
4. Thận trọng với các món ăn lạ
– Đồ ăn nhiều protein và tanh: tôm, cua, ghẹ, măng, cà, lạp xưởng, xúc xích, gà, đồ hộp, trứng,…
– Đồ ăn, thức uống có chất kích thích: bia, rượu, cafe, trà, thuốc lá, tiêu, ớt…
– Các đồ ăn có chứa chất béo: đường, sữa, mỡ, bơ, chocolate, đồ ngọt tổng hợp….
5. Người bị viêm da cơ địa nên dùng các thực phẩm giàu vitamin A, B, C và các thức ăn dễ tiêu, chống táo bón: cà chua, khoai lang ruột vàng, đu đủ, chuối tiêu.
– Ăn những loại rau xoắn như cải xoắn, súp lơ, bắp cải, mướp đắng….
– Có thể ăn những loại thực phẩm có chứa omega-3 và chất kẽm có trong cá hồi, cá thu, cá basa, canh nghêu, sò…
– Một tuần có thể ăn thịt bò 1-2 lần, ăn thịt lợn, đậu phụ, thịt ếch…
– Tăng cường ăn nhiều rau, uống nhiều nước mát hằng ngày rất tốt cho quá trình điều trị.
– Đối với những trường hợp bị phù nề, rịn nước nên giảm thức ăn có nhiều nước như: chanh, súp, uống ít nước, không uống nước cam nước chanh…
6. Cần có chế độ ăn uống hợp lý theo một giờ nhất định, chịu khó tập thể dục thể thao để bài tiết mồ hôi.
Chú ý: Trong thời gian điều trị bằng thuốc nam thì không ăn rau muống, đậu xanh, thịt gà, đồ nếp, rau má…. sẽ làm mất tác dụng của thuốc.
Trên đây là 2 cách chữa bệnh á sừng ở tay được nhiều người biết đến. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng người bệnh nên thăm khám và kết hợp điều trị theo chỉ định chuyên khoa.
Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!