Trang Chủ » BỆNH CHỐC LỞ » Các triệu chứng bệnh chốc lở ở trẻ
Các triệu chứng bệnh chốc lở ở trẻ
Ở trẻ em việc nhận biết sớm dấu hiệu khi mắc các bệnh rất quan trọng bởi những bệnh ở trẻ em thường tiến triển nhanh, khó kiểm soát. Đối với bệnh chốc lở, điều này cũng không ngoại lệ. Dưới đây là các triệu chứng bệnh chốc lở ở trẻ mà phụ huynh cần biết để can thiệp và điều trị sớm tình trạng bệnh chốc lở.

Sơ nét về bệnh chốc lở ở trẻ
Bệnh chốc lở (Impetigo) là một trong những bệnh ngoài da có nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Đây là một trong những bệnh ngoài da liên quan đến nhiễm khuẩn, thường do yếu tố chính là tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus) và liên cầu khuẩn (Streptococcus pyogenes) gây ra. Các loại tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể nếu sức đề kháng yếu hoặc do vấn đề vệ sinh không đảm bảo.
Mặc dù bệnh chốc lở có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ nhưng bệnh chốc lở ở trẻ em thường nặng hơn so với người lớn do hệ thống miễn dịch và hàng rào bảo vệ da của trẻ vẫn còn chưa hoàn thiện. Đặc điểm của bệnh chốc lở ở trẻ là dễ tiến triển nặng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và và có nguy cơ gây ra nhiều tổn thương nặng trên da.
Hiện nay, tỉ lệ bệnh chốc lở trên da dao động khoảng 10% trường hợp mắc các bệnh ngoài da. Việc đối phó với bệnh chốc lở cần can thiệp sớm ngay từ bước nhận biết triệu chứng bệnh. Càng điều trị muộn thì các biến chứng càng nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng nặng đến sức khỏe, gây ra những tổn thương lâu dài, thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Các triệu chứng bệnh chốc lở ở trẻ
Triệu chứng của bệnh chốc lở tùy thuộc vào các dạng chốc lở khác nhau. Ở trẻ bị chốc lở có 3 dạng chính là dạng chốc lở không có bọng nước (Contagiosa), chốc lở có bọng nước, chốc lở dưới lớp hạ bì (Ecthyma). Những triệu chứng của bệnh ở từng dạng chốc lở có những đặc điểm sau:
1. Chốc lở không có bọng nước
Dạng chốc lở không có bọng nước thường xuất hiện tại một số vùng da phổ biến như da mặt, vùng miệng và vùng mũi. Đúng như tên gọi, dạng chốc lở không có bọng nước thường chỉ có các vết loét thông thường mà không có những bọng nước ngoài da.
Ở những vết loét này thường có dấu hiệu chảy nước hoặc chảy dịch, mủ trên nền vết thương hở. Những chất dịch này thường có màu nâu vàng như mật ong. Sau một thời gian, chốc lở không có bọng nước thường đóng thành vảy và biến mất dần. Hầu hết những trường hợp chốc lở không có bọng nước sẽ không để lại sẹo trên da.
Song song với tình trạng chốc lở không có bọng nước là những triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. Dạng chốc lở này thường không đau nhưng có thể dẫn đến tình trạng sưng hạch. Đối với dạng chốc lở này, nếu tiếp xúc với dịch, mủ trên vị trí vết loét thì có thể khiến cho chốc lở lây sang những vùng da khác hoặc lây sang người khác.

2. Chốc lở có bọng nước
Đối với dạng chốc lở không có bọng nước, đa số những trường hợp mắc phải tập trung nhiều ở nhóm bệnh nhân là trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 2 tuổi. Khác với dạng chốc lở không có bọng nước, dạng chốc lở có bọng nước sẽ có một số khác biệt như:
- Gây ra cảm giác đau đớn trên vùng da bị chốc lở.
- Trên vị trí chốc lở bắt đầu xuất hiện các mụn nước, bên trong những mụn nước này có nhiều dịch.
- Vị trí chốc lở có bọng nước thường xảy ra chủ yếu ở tay và chân.
- Xung quanh vị trí bọng nước do chốc lở thường bị ửng đỏ, ngứa.
- Khi bọng nước bắt đầu vỡ sẽ chảy dịch màu vàng, nếu dịch này lây sang những vùng da khác có thể bị chốc lở lan rộng hơn cũng như lây sang người khác.
- Khi dịch tiết từ bọng nước bị vỡ khô đi sẽ bắt đầu đóng vảy trên da.

3. Chốc lở sâu dưới hạ bì
Dạng chốc lở sâu dưới hạ bì (Ecthyma) là một trong những dạng chốc lở nặng trên da của bệnh nhân. Những trường hợp chốc lở sâu dưới hạ bì thường kèm theo lở loét, đau nhức, vị trí chốc lở có nhiều mủ. So với hai dạng chốc lở kể trên, chốc lở sâu dưới hạ bì thường ăn sâu hơn so với các dạng chốc lở đã nêu. Đối với dạng chốc lở sâu dưới hạ bì, bệnh nhân sau khi phục hồi có thể còn để lại sẹo.
Khi trẻ có các dấu hiệu chốc lở ngoài da, trẻ em còn thường hay quấy khóc, biếng ăn, thường hay gãi nhiều, đôi khi mất ngủ.
Xử lí sớm chốc lở ở trẻ
Để xử lí sớm tình trạng chốc lở ở trẻ, phụ huynh có thể áp dụng các biện pháp can thiệp sớm sau đó áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Những biện pháp xử lí sớm chốc lở ở trẻ thường bao gồm:
- Chú ý vệ sinh sạch sẽ ngoài da để làm giảm tình trạng thương tổn.
- Có thể sử dụng một số loại dung dịch như thuốc tím pha loãng tỉ lệ khoảng 1/10000, dung dịch xanh methylen,…
- Chú ý tránh không cho trẻ sờ, gãi nhiều lên vùng da bị chốc lở để tránh tình trạng chốc lở lan rộng.
- Sau khi xử lí sớm tình trạng chốc lở ở trẻ, phụ huynh cho bé thăm khám sớm và điều trị với các loại thuốc mỡ, kem bôi chứa kháng sinh như Fucidin, Foban, Bactroban,…; sử dụng thuốc kháng histamin giảm ngứa,… Những thuốc này cần được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trên đây là một số dấu hiệu bệnh chốc lở ở trẻ mà phụ huynh cần biết và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp, kịp thời. Đồng thời, vào một số thời điểm dễ bùng phát dịch bệnh trong năm, bệnh nhân cần phải chú ý phòng ngừa tình trạng chốc lở cũng như các bệnh ngoài da khác để bảo vệ sức khỏe.
Hiểu thêm về bệnh chốc lở
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!