Trang Chủ » Bệnh Viêm Da » BỆNH VIÊM DA DỊ ỨNG » Các loại kem bôi trị viêm da dị ứng tốt nhất
Các loại kem bôi trị viêm da dị ứng tốt nhất
Theo thống kê tại các bệnh viện, trung tâm da liễu tiếp nhận hàng trăm ca khám và điều trị viêm da dị ứng mỗi năm. Con số này cho thấy tỉ lệ bệnh nhân mắc chứng viêm da dị ứng ngày càng tăng nhanh đến mức khó có thể kiểm soát được. Ngoài việc điều trị bằng nội khoa thì sử dụng các loại kem bôi trị viêm da dị ứng cũng là điều hết sức cần thiết đối với những bệnh nhân có biểu hiện bệnh mới phát, bệnh nhẹ muốn điều trị tại nhà.

6 loại kem bôi trị viêm da dị ứng tốt nhất
Chắc hẳn các triệu chứng viêm da dị ứng gây ngứa ngáy ngoài da thường không mấy dễ chịu đối với chúng ta, mặt khác chúng còn gây cản trở đến chất lượng cuộc sống và thẩm mỹ làn da. Khi biểu hiện bệnh còn nhẹ, thay vì thăm khám nhiều người sẽ tự mình tìm kiếm kem bôi ngoài và điều trị tại nhà cũng rất tiện lợi. Cùng bacsiviemdacodia.com điểm qua 6 loại kem bôi trị viêm da dị ứng này nhé.
1/. Thuốc bôi Tacrolimus
Là một loại kháng sinh thuộc nhóm macolip với tác dụng làm ức chế sự tổng hợp và giải phóng chất cytokin làm hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên thuốc chỉ được dùng bôi ở vùng mặt và thân, tuyệt đối không được bôi lên các niêm mạc trên da hoặc vết thương hở sâu.
Thuốc có khả năng gây tác dụng phụ lên da và làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, chính vì vậy chỉ nên sử dụng thuốc 2 lần/ngày và không nên lạm dụng. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc, chẳng hạn như: gây bỏng da, bội nhiễm…khi gặp phải hiện tượng này thì nên dừng ngay thuốc.

2/. Kem bôi trị viêm da dị ứng Shinpoong Gentri-sone
Được chỉ định sử dụng trong trường hợp viêm da dị ứng, eczema, nấm da, trầy xước, lang ben,… Tuy nhiên thuốc có đáp ứng thành phần corticoid nên không được chỉ định sử dụng trong thời gian dài vì có thể gây nên hiện tượng teo da.
Mặt khác, thuốc có khả năng làm giảm hoạt tính của gentamicin như Ca, sulfafurazol, heparin, sulfacetamid, Mg, acetylcystein, cloramphenicol, actinomycin, doxorubicin, clindamycin,… Do đó, người quá mẫn với một số thành phần của thuốc hoặc nhóm aminoglycosid thì không nên sử dụng. Đối với những trường hợp vết thương hở do trầy xước, eczema tai ngoài thì không nên sử dụng vì có khả năng làm cho triệu chứng bệnh trầm trọng hơn. Thuốc có khả năng gây dị ứng chéo với nhóm aminoglycosid và làm tổn thương da nên cần phải hết sức thận trọng trong quá trình sử dụng.
Kem bôi trị viêm da dị ứng Gentri-sone
3/. Điều trị viêm da dị ứng với thuốc bôi Sihiron
Thuốc được chỉ định dùng ngoài da và không có tác dụng đối với vết thương hở, với tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh da liễu như nhiễm vi khuẩn, viêm da tiếp xúc, hoặc nấm, bệnh da hỗn hợp, eczema dị ứng, viêm tai ngoài mãn tính, bệnh nhiễm Candida và phát ban Napkin.
Cách dùng: Sử dụng đều đặn 2-3 lần/ngày, mỗi lần dùng với liều lượng vừa đủ. Sau 4 tuần điều trị nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần phải thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Chú ý là phải vệ sinh làn da bị viêm nhiễm trước khi sử dụng thuốc để mang lại hiệu quả cao hơn.
4/. Kem bôi trị viêm da dị ứng Daiichi Sankyo
Với các tinh chất tự nhiên như Tinh dầu bạc hà, lidocaine hydrochloride, clorpheniramin maleat, crotaminton, hypromellose, polyme carboxyvinyl, acetate prednisolone…là thành phần thiết yếu đối với làn da mẫn cảm, dễ kích ứng. Đây là loại kem bôi dạng gel có tác dụng ngăn chặn các triệu chứng ngứa do viêm da, ngứa da, eczema, côn trùng đốt, rôm sảy, mề đay,… Không dùng kem bôi tại các vị trí nhạy cảm như mí mắt, môi, vết thương hở, vết thương bị phù nề, xung huyết, mưng mủ hoặc vết bỏng,…
Cách sử dụng: Cũng như các loại kem bôi ngoài khác, trước tiên phải vệ sinh làn da bị viêm nhiễm và thấm khô sau đó mới bôi lớp thuốc mỏng lên da. Sử dụng theo đúng liều lượng được chỉ định và hạn chế lạm dụng thuốc.
5/. Trị viêm da dị ứng bằng kem bôi Kobayashi Apitoberu
Thuốc trị ngứa Kobayashi Apitoberu có hoạt chất Axicon được chiết xuất từ những thảo dược thiên nhiên. Theo y học cổ truyền Tây phương thì kem trị viêm da dị ứng Kobayashi Apitoberu có tác dụng trị ngứa, ngăn chặn tình trạng viêm da, eczema, hạn chế tái phát nhiều lần, giữ ẩm cho da và thúc đẩy quá trình tái tạo làn da mới không để cho da bị bào mòn theo triệu chứng viêm ngứa trên da. Ngoài ra thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm khác ngoài da như chàm, eczema, viêm da, da nứt nẻ, chilblains, rôm sảy, lở loét, chấn thương, bỏng, đau ngứa do trĩ, nứt hậu môn…
Cách dùng: Thoa kem nhẹ nhàng lên chỗ ngứa, chỗ mụn, khô da, nứt nẻ. Sử dụng đều đặn 2-3 lần/ngày để giúp giảm ngứa ngay chóng và không tái phát. Sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên vô cùng lành tính và an toàn nên bạn có thể sử dụng thường xuyên mà không lo bị ảnh hưởng đến làn da.
6/. Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin thường được các bác sĩ chỉ định dùng điều trị viêm da dị ứng, nhằm ngăn chặn tác nhân gây viêm nhiễm dị ứng, giảm ngứa nhanh hạn chế tình trạng viêm nhiễm tổn thương da. Trong trường hợp viêm da nặng không đỡ ngứa bệnh nhân cũng có thể được chỉ định thuốc an thần giảm ngứa về đêm, nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên trong trường hợp này bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị cụ thể hơn.
→Lời khuyên: Khi sử dụng các loại kem bôi trị viêm da dị ứng người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau:
+ Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa tham khảo qua ý kiến chuyên gia.
+ Khi xảy ra các tác dụng phụ như mẩn đỏ, nóng, rát da thì nên ngưng sử dụng và báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để có hướng dẫn khắc phục nhanh nhất.
+ Chú ý là phải vệ sinh làn da sạch sẽ, thấm khô, tránh làm bong tróc, lở loét khiến cho vết thương được tiếp xúc với thuốc nhanh chóng hơn.
Với các loại kem bôi trị viêm da dị ứng được nhắc đến trên đây chắc hẳn bạn đọc đã tìm thấy cho mình sản phẩm phù hợp. Đừng quên thăm khám và kiểm tra tình trạng da sau 4 tuần kể từ khi dùng kem bôi để đánh giá mức độ phục hồi và tác dụng của kem bôi trị viêm da dị ứng.
Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!