Vấn đề kiêng cữ đặc biệt quan trọng khi mắc các bệnh ngoài da, trong đó có viêm da tiếp xúc. Bên cạnh quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ một số lưu ý quan trọng dưới đây nhằm giúp việc điều trị có hiệu quả tốt nhất cũng như phòng tránh bệnh tái phát trở lại trong tương lai.

Có rất nhiều yếu tố trong cuộc sống là tác nhân kích ứng gây ra tình trạng viêm da tiếp xúc. Mỗi người thường có cơ địa dễ kích ứng, quá mẫn cảm với một số nhóm yếu tố nhất định. Nếu tiếp xúc với các yếu tố này, tình trạng viêm da tiếp xúc dễ tiến triển nặng cũng như khó chữa hơn, có thể tái đi tái lại. Để tránh những ảnh hưởng không mong muốn khi gặp phải căn bệnh ngoài da khó chịu này, bạn nên tham khảo một số lưu ý về kiêng cữ trong sinh hoạt và cuộc sống.

kiêng cử khi bị viêm da tiếp xúc
Kiêng cử khi bị viêm da tiếp xúc rất quan trọng vì có thể làm nhẹ đi hoặc làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh

I. Mắc bệnh viêm da tiếp xúc cần kiêng gì

Đối với bệnh viêm da tiếp xúc, mỗi bệnh nhân thường có phản ứng với những yếu tố khác nhau. Tuy cùng mắc viêm da tiếp xúc nhưng có bệnh nhân lại gặp phản ứng với dị nguyên này trong khi bệnh nhân khác lại không có vấn đề gì khi tiếp xúc. Do đó, các bác sĩ da liễu khuyên bệnh nhân mắc viêm da tiếp xúc cần thăm khám và thực hiện các xét nghiệm miễn dịch, xét nghiệm phản ứng trên da để biết chính xác những yếu tố kích ứng đối với da của mình.

Trong số các yếu tố có thể gây kích ứng với da dẫn đến viêm da tiếp xúc, có một số nhóm yếu tố chiếm tỉ lệ cao. Các chuyên gia khuyên bệnh nhân tốt nhất nên kiêng tiếp xúc với các yếu tố này trong thời gian bùng phát bệnh và phòng ngừa, hạn chế tiếp xúc ngay cả khi đã điều trị khỏi để tránh tái phát.

1. Tránh tiếp xúc với hóa chất

Hóa chất là yếu tố dễ gây viêm da tiếp xúc nhất trong số các yếu tố kích ứng. Đa phần da của chúng ta thường phản ứng lại với các loại hóa chất mà hệ miễn dịch cho là có hại cho làn da. Mặt khác, nhiều loại hóa chất có các đặc tính acid hoặc baz quá mạnh cũng có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc da và hệ thống miễn dịch dưới da.

Đa số những hóa chất có thể gây kích ứng, viêm da tiếp xúc khá quen thuộc trong đời sống hằng ngày, bao gồm:

# Các chất tẩy rửa

Nhóm các chất tẩy rửa được sử dụng khá thường xuyên trong cuộc sống, sinh hoạt. Trong đó hoạt chất Cocamidopropyl betaine (CAPB) là một trong những thành phần phổ biến có trong chất tẩy rửa, dầu gội, một số loại xà phòng, các loại hương liệu,… Hoạt chất này khá dễ kích ứng khi tiếp xúc với da, ngoài da chúng còn dễ bám lại trên các bề mặt vật dụng, quần áo sau khi tẩy rửa, giặt, lau chùi,…

Ngoài ra, một số loại chất tẩy rửa đậm đặc rất độc hại với làn da do có nhiều thành phần acid mạnh và một số chất tẩy trắng khác,… Khi tiếp xúc với các loại chất tẩy rửa này cũng có thể ảnh hưởng đến da, dễ gây bỏng hóa chất, phồng rộp và một số thương tổn khác cho làn da.

Tốt nhất bạn nên tránh lạm dụng các loại hóa chất tẩy rửa, trong sinh hoạt, đời sống. Nếu sử dụng bạn nên bảo vệ da với quần áo dài tay, ủng, găng tay, quần dài,… để hạn chế tối đa nguy cơ kích ứng da. Nếu không may tiếp xúc với các hoá chất mạnh cần rửa sạch ngay với nước mát, sạch và đến bác sĩ.

viêm da tiếp xúc do hóa chất
Thuốc nhuộm là một trong những hóa chất mạnh, được sử dụng phổ biến trong đời sống, có thể gây ra tình trạng viêm da tiếp xúc và nhiều tổn thương da khác

# Các hóa chất nhuộm, màu công nghiệp

Đa phần những chất nhuộm, màu công nghiệp, thuốc nhuộm tóc có khá nhiều hóa chất khá mạnh, do đó dễ kích ứng với da. Một trong những thành phần hóa chất mạnh có mặt trong các loại thuốc nhuộm, màu công nghiệp, thuốc nhuộm tóc là Paraphenylene-diamin (PPD), toluene-diaminesulphate (TDS), resorcinol, aminoazobenzene, xylidine, aminophenol,…

Hầu hết những thành phần trong các chất nhuộm, màu công nghiệp đều là dẫn xuất của benzene hoặc phenol. Khi tiếp xúc với da, tóc, chúng thấm vào rất sâu nhằm giữ cho màu được lâu. Tuy nhiên điều này cũng rất ảnh hưởng đến làn da, đồng thời dễ gây độc cho cơ thể. Đó là chưa kể trong thành phần các loại phẩm nhuộm cũng có khá nhiều kim loại nặng, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như đồng, bạc, chì,…

Bên cạnh hai nhóm hóa chất phổ biến trong cuộc sống được xem là dễ kích ứng, viêm da tiếp xúc, bạn cũng nên chú ý đến một số loại hóa chất khác cũng rất mẫn cảm với da, bao gồm:

  • Các loại xăng dầu, sản phẩm hóa dầu và hóa chất bay hơi
  • Các chất bảo quản như formaldehyde
  • Thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu
  • Các hóa chất trong khói thuốc lá
  • Một số hóa chất khác

Với các hoá chất này, nếu không thật sự cần thiết thì bạn nên hạn chế sử dụng. Những hóa chất dễ bay hơi, khi tiếp xúc nên có đồ bảo hộ, quần áo dài tay, khẩu trang, mặt nạ, ủng,… để bảo vệ cho da hạn chế tiếp xúc với các yếu tố này.

2. Bảo vệ da trước yếu tố thời tiết

Thời tiết là một trong những yếu tố dễ gây ra các vấn đề ngoài da do các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm,… ảnh hưởng đến cấu trúc và sức khỏe của làn da. Khi da bị kích ứng do các yếu tố nóng, lạnh bất thường có thể làm cho da bị khô, mất độ ẩm, đổ mồ hôi nhiều, ngứa ngáy, bong tróc da,… Từ đó tạo điều kiện cho các bệnh ngoài da như viêm da tiếp xúc bùng phát.

Khác với các yếu tố viêm da tiếp xúc khác có thể xảy ra quanh năm, viêm da tiếp xúc do thời tiết thường chỉ xảy ra vào một số thời điểm nhất định, theo mùa. Phần lớn những trường hợp viêm da tiếp xúc do thời tiết tập trung vào những mùa có sự biến động nhiệt độ, độ ẩm rõ rệt như thời điểm giao mùa Đông – Xuân, Xuân – Hè, mùa nắng sang mùa mưa,…

viêm da tiếp xúc do thời tiết
Thời tiết là một trong những yếu tố có thể thúc đẩy tình trạng viêm da tiếp xúc dễ xảy ra

Để hạn chế viêm da tiếp xúc do các yếu tố thời tiết, tốt nhất bạn nên lựa chọn trang phục phù hợp. Nên dùng các trang phục thoáng mát vào mùa nóng, tránh bí hơi nhưng vẫn đảm bảo khả năng bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời. Vào mùa lạnh, bạn cần chú ý chọn các trang phục ấm, dày, kín để da không bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh và khô.

Nơi sinh sống cần đảm bảo thoáng mát vào mùa nóng và giữ ấm vào mùa lạnh để tạo điều kiện ổn định, phù hợp cho làn da. Trong các đợt thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng, nhiệt độ quá lạnh, mưa lớn, tuyết,… nên hạn chế ra ngoài nếu không thật sự cần thiết. Sử dụng các vật dụng làm mát, điều hòa nhiệt độ phù hợp, tránh lạm dụng quá mức.

3. Môi trường

Viêm da tiếp xúc do các yếu tố môi trường thường tập trung ở các khu vực có mật độ dân cư cao, không khí ô nhiễm, nhiều rác thải, điều kiện vệ sinh kém, nguồn nước không đảm bảo,… Khi tiếp xúc với các yếu tố môi trường không đảm bảo trong một thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng viêm da tiếp xúc và nhiều vấn đề ngoài da khác như ghẻ ngứa, nấm da, lang ben, hắc lào.

Để phòng tránh ảnh hưởng từ các yếu tố này, tốt nhất bạn nên áp dụng một số biện pháp sau:

  • Chú ý giữ gìn vệ sinh nơi ở, vệ sinh môi trường sống, vệ sinh các vật dụng thường xuyên tiếp xúc với da như quần áo, chăn màn,…
  • Bảo vệ da với trang bị phù hợp khi đi ra ngoài để tránh ảnh hưởng xấu đến da
  • Thường xuyên vệ sinh da bằng các biện pháp phù hợp sau khi ra ngoài để làm sạch da, tránh ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài môi trường
  • Loại bỏ các yếu tố làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe như ao tù, nước đọng, vùng nước bẩn, cây cối um tùm, ẩm ướt
viêm da tiếp xúc do môi trường
Môi trường không sạch sẽ, vệ sinh, nhiều rác thải, khói bụi,… là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh về da như viêm da tiếp xúc

4. Thực phẩm

Viêm da tiếp xúc do thực phẩm thường không nghiêm trọng, tuy nhiên một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân cũng có thể dẫn đến sốc phản vệ khá nguy hiểm. Có rất nhiều loại thực phẩm có thể gây viêm da dị ứng, bao gồm:

  • Nhóm hải sản, các loại động vật có vỏ như ốc, sò, động vật giáp xác như tôm, cua,…
  • Các loại đậu, hạt như đậu phộng, đậu nành và một số loại đậu, hạt khác
  • Một số thực phẩm nhiều đường, mỡ, thực phẩm nhiều chất béo
  • Các loại chất kích thích như rượu bia và các thức uống có cồn khác
  • Sữa và một số sản phẩm chế biến từ sữa
  • Và một số loại thực phẩm khác

Tùy theo cơ địa của mỗi bệnh nhân mà có thể có triệu chứng viêm da tiếp xúc với một hoặc nhiều loại thực phẩm khác nhau. Do đó bạn nên hạn chế  sử dụng các loại thực phẩm có tỉ lệ kích ứng cao kể trên để hạn chế kích ứng nặng hơn cũng như tái phát các phản ứng trên da.

viêm da dị ứng do thực phẩm
Viêm da dị ứng do thực phẩm chiếm tỉ lệ khá cao trong cuộc sống

5. Các tác nhân khác

Bên cạnh một số yếu tố có thể gây viêm da tiếp xúc đã kể trên, bạn cũng nên cẩn thận với một số tác nhân khác trong cuộc sống, bao gồm:

  • Kích ứng khi tiếp xúc với các kim loại, phổ biến nhất là kích ứng niken, crom,… ngoài ra một số loại kim loại khác có lớp mạ crom, niken cũng có thể gây kích ứng
  • Kích ứng da khi tiếp súc với một số vật liệu từ nhựa, cao su, các chế phẩm của dầu hỏa,… cũng có thể gây ra tình trạng viêm da tiếp xúc
  • Một số loại thuốc Tây, đặc biệt là thuốc bôi ngoài da cũng có một tỉ lệ nhỏ bị viêm da tiếp xúc do tác dụng phụ của các loại thuốc này
  • Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác có thể gây viêm da tiếp xúc chưa thể thống kê đầy đủ

Đối với người có tiền sử từng bị kích ứng ngoài da bởi các tác nhân này tốt nhất nên hạn chế tiếp xúc, sử dụng các vật dụng có thành phần dễ kích ứng. Trường hợp là thuốc điều trị, bạn cần chú ý tham khảo ý kiến bác sĩ để có những lựa chọn phù hợp cho mình, tránh kích ứng trong quá trình sử dụng thuốc.

viêm da tiếp xúc do kim loại
Các sản phẩm kim loại, mạ kim loại cũng có thể gây viêm da tiếp xúc, đặc biệt là kim loại niken và crom trong các trang sức, tay nắm cửa, bề mặt thiết bị gia dụng,…

II. Khi bị viêm da tiếp xúc cần lưu ý gì?

Trong quá trình điều trị viêm da tiếp xúc, bạn cần nắm rõ một số lưu ý để quá trình điều trị được hiệu quả cũng như tránh được nguy cơ điều trị sai cách, điều trị kéo dài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như:

  • Tránh gãi khi đang bị ngứa ngáy, khó chịu do viêm da tiếp xúc để không làm cho tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn
  • Chọn lựa các loại quần áo phù hợp, thoáng mát với da để cơ thể dễ chịu hơn trong sinh hoạt, đời sống
  • Không nên tự ý dùng các loại thuốc điều trị, thuốc uống, bôi ngoài da nếu như chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể khiến cho tình trạng viêm da tiếp xúc trở nên nghiêm trọng hơn
  • Với các thuốc kháng sinh cũng cần có những chỉ định riêng biệt cho bệnh nhân để tránh tình trạng lờn thuốc, gây khó khăn trong quá trình điều trị bệnh
  • Chú ý uống nhiều nước, bổ sung nhiều loại vitamin, nhất là vitamin C trong đợt bùng phát viêm da tiếp xúc để tránh tình trạng bệnh nặng hơn
  • Không hút thuốc để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của da, hệ miễn dịch và các cơ quan khác trong cơ thể.

Viêm da tiếp xúc là một bệnh dễ tái phát, do đó phòng ngừa viêm da tiếp xúc cũng quan trọng không kém so với công tác điều trị. Với một số thông tin hữu ích về bệnh viêm da tiếp xúc trên đây, hi vọng bạn có thể xây dựng cho mình kế họach phòng ngừa hợp lý để bảo vệ da trước căn bệnh khó chịu này. Chúc bạn có một làn da khỏe mạnh hơn.

BTV Hùng Cường

Bệnh nhân viêm da tiếp xúc cần biết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *