Trẻ sơ sinh là đối tượng thường xuyên gặp phải các vấn đề về da như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, nổi ban đỏ,… Mặc dù bệnh viêm da dị ứng không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nó gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ, tùy vào mức độ bệnh thay đổi ở từng lứa tuổi khác nhau. Chính vì vậy các bậc phụ huynh cần phải nắm vững kiến thức về bệnh viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh và phương pháp phòng ngừa hiệu quả.

Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Theo thống kê tại bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 cho thấy có hơn 1.000 trường hợp trẻ sơ sinh mắc các bệnh viêm nhiễm ngoài da được thăm khám và điều trị tại khoa mỗi tháng. Con số này chứng minh một điều trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm ngoài da mà chủ yếu là bệnh viêm da dị ứng.

Tại sao trẻ sơ sinh lại dễ mắc bệnh viêm da dị ứng?

Viêm da dị ứng là tình trạng kích ứng ngoài da, gây ngứa ngáy, khó chịu, có thể gây viêm. Bệnh có thể xảy ra với mọi người nhưng trong đó trẻ sơ sinh là đối tượng thường gặp nhất. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thống kê có khoảng 10-20% tỉ lệ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ mắc bệnh viêm da dị ứng và có khoảng 2-5% cũng mắc căn bệnh này. Phần lớn người bệnh mắc tình trạng viêm da dị ứng rơi vào độ tuổi dưới 5 tuổi, chiếm khoảng 90%. Tại sao trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc bệnh viêm da dị ứng bạn đã biết chưa?

– Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu: Các kháng thể trong cơ thể trẻ chưa ổn định nên khi gặp các tác nhân bên ngoài tác động sẽ rất dễ khiến cho các kháng thể tự chống đối lẫn nhau.

– Làn da của trẻ khá mỏng manh rất dễ kích ứng với môi trường xung quanh khi có thay đổi nhẹ. Những tổn thương ban đầu trên da trẻ là điều kiện cho các vi khuẩn phát triển và gây bệnh viêm da.

– Các tác nhân từ bên ngoài như bụi bẩn, khí hậu, chất liệu của quần áo,… là tác nhân có ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi làn da của trẻ. Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện nhiều vào mùa đông, mùa hanh khô.

Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

– Thực phẩm không phù hợp với cơ địa: hải sản, thịt bò, thực phẩm chứa chất bảo quản… khiến cho lượng histamin tăng cường gây kích ứng trên da, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu. Chính vì vậy trong thời gian này nên nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ, nên cho trẻ ăn dặm từng loại thực phẩm khác nhau để tránh gây trường hợp dị ứng.

–  Việc dưỡng ẩm cho da là vấn đề thiết yếu, bởi vì đây là cách hạn chế những tế bào da bị khô dễ lão hóa và kích ứng. Do đó nên lựa chọn những dòng sữa dưỡng ẩm dịu nhẹ, phù hợp hơn với cơ địa của trẻ.

Bạn có thể tham khảo thêm: Cách chữa bệnh viêm da dị ứng an toàn, hiệu quả nhất hiện nay

Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Bệnh viêm da dị ứng làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của trẻ sơ sinh: ngứa ngáy, khó chịu, gây sốt, trẻ bỏ ăn, người mệt mỏi, mất nước,…

– Giai đoạn cấp tính: Các mụn nước tập trung thành từng đám trên nền da đỏ, phù nề, chảy nước, ngứa nhiều.

– Giai đoạn bán cấp: thương tổn da ít phù hơn, bắt đầu khô và ngứa ít.

– Giai đoạn mạn tính: da dày, bong vảy, lichen hóa, vẫn còn ngứa rát, khó chịu với mức độ tăng lên.

Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh ở giai đoạn cấp tính có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu không ngăn chặn sớm thì bệnh viêm da dị ứng có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính rất khó để điều trị.

Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

# Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị viêm da dị ứng: 

Viêm da dị ứng khiến cho trẻ bị mất nước, khô da và bị tổn thương dưới dạng các vết nứt nhỏ trên da, đây là nơi ẩn náu an toàn cho các tác nhân kích thích, dị nguyên và vi khuẩn xâm nhập. Ngoài việc điều trị viêm da dị ứng cho trẻ thì việc chăm sóc tại nhà là phương pháp quan trọng để trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái và mau lành bệnh hơn. Áp dụng ngay các biện pháp hạn chế chất kích thích, dị nguyên đặc hiệu, hạn chế kích ứng, kháng viêm theo hướng dẫn của y tế như sau:

+ Thường xuyên vệ sinh cơ thể cho trẻ bằng nước ấm. Ngâm vùng da tổn thương nặng trong nước ấm 15–20 phút, sau đó thấm khô và dưỡng ẩm ngay cho da để ngăn chặn tình trạng khô da. Có thể kết hợp ngâm vùng da tổn thương của trẻ bằng các loại nước ấm nấu từ thảo dược như trà xanh, trầu không,… Tùy vào mức độ của bệnh mà sẽ có phương pháp vệ sinh khác nhau.

+ Dưỡng ẩm thường xuyên: Là cách duy trì độ ẩm ở da suốt cả ngày bằng các loại dưỡng ẩm dạng dung dịch, dầu, kem hoặc thuốc mỡ theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Vào thời tiết hanh, khô thì nên chọn thuốc mỡ vì thành phần của chúng có ít tá dược và có tác dụng kết dính nhiều hơn.

+ Hạn chế kích ứng trên da: Giúp duy trì giấc ngủ bình thường và ổn định tâm lý cho trẻ. Thường xuyên cắt móng tay, mang bao tay để hạn chế trẻ làm tổn thương da do gãi ngứa. Có thể sử dụng thuốc kháng histamin theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó cần phải chọn các loại quần áo dễ thấm hút, thoáng mát. Không nên cho trẻ sử dụng thú nhồi bông, chơi với thú cưng trong thời gian này.

+ Chỉ nên sử dụng thuốc kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ, lưu ý không được tự ý kê đơn hay pha trộn thuốc vì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị và có thể gây tác dụng phụ.

+ Không để trẻ bị nhiễm lạnh, nhất là vào những ngày thời tiết thay đổi thất thường.

+ Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín khi trẻ có dấu hiệu sốt, thức giấc vào ban đêm, quấy khóc, tổn thương da, có máu, mủ, đóng vảy, hoặc tổn thương da sau 1 tuần nhưng không có dấu hiệu suy giảm.

+ Bổ sung nước vào cơ thể thường xuyên, không nên cho trẻ ăn nhiều các loại thức ăn dễ gây kích ứng.

Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

# Một vài lưu ý trong điều trị viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh:

– Duy trì bôi thuốc và dưỡng ẩm cho trẻ ngay cả khi bệnh đã có dấu hiệu giảm. Tuy nhiên, không nên bôi một loại thuốc quá 10 ngày, mà cần phải đổi thuốc theo chỉ định.

– Chỉ nên sử dụng kháng sinh để điều trị cho trẻ khi có hiện tượng bội nhiễm.

– Không nên sử dụng thuốc có chứa corticoid liều mạnh quá 10 ngày cho trẻ sơ sinh.

– Cần đảm bảo chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý cho trẻ.

Như vậy trên đây chúng tôi đã khái quát một số vấn đề xung quanh bệnh viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh. Các bậc phụ huynh nên nắm rõ những thông tin này và đồng thời ngăn ngừa bệnh một cách phù hợp mà không gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ. 

Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *