“Bệnh tổ đỉa có di truyền không?” là chủ đề được chuyên mục giải đáp thắc mắc chọn lựa và gửi đến bạn đọc. Mặc dù đây là căn bệnh ngoài da không mới nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về những đặc điểm của bệnh tổ đỉa.

Những giải đáp dưới đây từ chuyên gia sẽ giúp bạn sáng tỏ hơn về căn bệnh khó chịu này, từ đó giúp bạn đọc, bệnh nhân cũng như gia đình người bệnh hiểu rõ, hiểu đúng và có những hướng can thiệp phù hợp với tình trạng bệnh.

bệnh tổ đỉa có di truyền không
Bệnh tổ đỉa có di truyền không? – Thắc mắc của nhiều bệnh nhân

Bạn đọc hỏi:

“Chào chuyên mục, năm nay em 28 tuổi, đã lập gia đình và có một bé 1 tuổi. Sức khỏe của bé bình thường, không có dấu hiệu bệnh da liễu nào. Tuy nhiên bố của bé lại bị bệnh tổ đỉa do thường xuyên đi khảo sát công trình, hay tiếp xúc với đất, nước bẩn. Thỉnh thoảng bố của bé lại bùng phát các đợt tổ đỉa trên da với các dấu hiệu mụn nước li ti và rất hay tái đi tái lai. Theo em biết là bệnh này không lây và em cũng không có dấu hiệu bệnh này. Nhưng em không biết bệnh có di truyền không. Vậy nếu chúng em sinh bé thứ 2 thì có khả năng bị bệnh tổ đỉa hay không? Mong chuyên gia tư vấn giúp trường hợp của vợ chồng em. Xin cảm ơn chuyên mục đã tư vấn.”

(H.T, Q2. TPHCM)

Bệnh tổ đỉa có di truyền không? – Giải đáp nhanh

Chào bạn T!

Tổ đỉa (Dyshidrosis hay Pompholyx) là bệnh lý rối loạn da. Trước hết, vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn bệnh có di truyền hay không. Một số thống kê cho thấy có 8% – 41% con cái trong gia đình người mắc bệnh tổ đỉa cũng gặp phải căn bệnh này.

Nhiều chuyên gia xem số liệu này là bằng chứng cho thấy khả năng di truyền của bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên cũng có không ít chuyên gia nghiêng về nhận định những người trong cùng một gia đình có thể cùng tiếp xúc với một số yếu tố bệnh sinh nhất định và gây ra bệnh. Do đó đến nay, vấn đề bệnh tổ đỉa có di truyền không vẫn chưa có lời giải thỏa đáng và vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi.

Một số nguyên nhân có thể gây bệnh tổ đỉa

Cho đến hiện nay, người ta cũng chỉ mới xác định được một số nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh tổ đỉa. Theo Bác sĩ Võ Thị Bạch Sương, Giảng viên Bộ môn Da liễu, Trường Đại học Y Dược TPHCM, một số nguyên nhân được xem là có khả năng gây ra bệnh tổ đỉa gồm có:

Ảnh hưởng từ hóa chất:

Có rất nhiều loại hóa chất sử dụng trong sinh hoạt, nghề nghiệp có thể dẫn đến bệnh tổ đỉa như xăng dầu, các loại mỡ, một số loại thuốc kháng sinh, các chất tẩy rửa đặc biệt là xà phòng, chất tẩy, một số hóa mỹ phẩm như nước hoa, các sản phẩm xây dựng như vôi, xi măng,…

Ảnh hưởng của vi khuẩn, nấm:

Tổ đỉa do tiếp xúc với các loại vi khuẩn, vi nấm có trong đất bẩn, những khu vực ẩm ướt, kém vệ sinh, nguồn nước bẩn,… cũng là nguyên nhân khá phổ biến. Đây cũng là nguyên nhân khá phổ biến gây bệnh tổ đỉa ở nước ta, đặc biệt là tại các khu vực mà điều kiện y tế, vệ sinh không đảm bảo.

Ảnh hưởng do cơ địa:

Người có cơ địa tăng tiết mồ hôi tay chân liên quan đến rối loạn thần kinh giao cảm thường có khả năng mắc bệnh viêm da cơ địa cao hơn so với người bình thường. Đồng thời, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra người làm việc trong môi trường nóng ẩm cũng có khả năng cao mắc bệnh này, đặc biệt là người làm việc trong thời gian dài.

Nhận biết dấu hiệu tổ đỉa trên da

Giống như nhiều bệnh ngoài da khác, dấu hiệu của bệnh tổ đỉa cũng không khó nhận biết do đều xuất hiện rõ trên da. Có thể điểm qua một số dấu hiệu điển hình trên da khi bị tổ đỉa, bao gồm:

  • Xuất hiện những mụn nước nhỏ và trong, nằm rải rác tại một số vị trí trên bàn tay, bàn chân
  • Quan sát thương tổn trên da có hình dạng tròn giống như hạt gạo
  • Có tình trạng ngứa ngáy kéo dài râm ran hoặc ngứa dữ dội, dai dẳng
  • Điểm nổi bật của bệnh tổ đỉa là thương tổn thường chỉ nằm rải rác ở rìa bàn tay, rìa bàn chân, không vượt quá cổ tay, mắt cá chân
  • Khi các mụn nước khô có thể trở thành vảy ngoài da và gây ra tình trạng nứt nẻ trên da
dấu hiệu tổ đỉa trên da
Dấu hiệu của bệnh tổ đỉa trên da thường tập trung vào một số vị trí như rìa bàn tay, bàn chân, không vượt quá vùng cổ tay, mắt cá chân

Làm gì khi bị bệnh tổ đỉa?

1. Điều trị

Tổ đỉa là một bệnh ngoài da không lây, không nghiêm trọng tuy nhiên gây ra nhiều phiền toái và có khả năng tái đi tái, chuyển sang dạng mạn tính. Do đó việc chú ý điều trị sớm khi có bệnh tổ đỉa là đặc biệt quan trọng.

Thông thường bệnh nhân mắc bệnh tổ đỉa thường được chỉ định dùng một số thuốc bôi ngoài da, kết hợp cùng với thuốc uống. Tùy theo tình trạng thương tổn mà bác sĩ có thể chỉ định dùng corticosteroid, steroid, disulfiram, croniolyn, ketoconazol… Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể được điều trị bằng liệu pháp ánh sáng với PUVA, UVA,…

2. Phòng ngừa

Song song với việc điều trị, phòng ngừa bệnh tổ đỉa cũng rất quan trọng, bệnh nhân cũng cần chú ý một số biện pháp phòng ngừa bao gồm:

  • Tránh xa các yếu tố xung quanh môi trường sống có thể gây ảnh hưởng đến da. Đặc biệt là bụi bẩn, nguồn nước kém vệ sinh, những khu vực ẩm thấp,…
  • Cẩn thận khi sử dụng các loại hóa chất, tốt nhất bạn nên có các biện pháp phòng ngừa khi sử dụng hóa chất bằng cách đeo găng tay, khẩu trang,…
  • Luôn chú ý giữ sạch da thường xuyên để tránh các yếu tố kích ứng bám trên da
  • Với người có nhiều mồ hôi tay cũng cần chú ý giữ cho tay chân được khô ráo bằng cách lay tay thường xuyên
  • Hạn chế gãi khi bị ngứa, đặc biệt là khi có mụn nước trên da để tránh bệnh tổ đỉa bùng phát trên da
  • Với bệnh nhân có tiền sử bệnh tổ đỉa cần thăm khám định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ để hạn chế tái phát bệnh
phòng ngừa bệnh tổ đỉa
Giữ vệ sinh da thường xuyên giúp phòng chống bệnh tổ đỉa và nhiều bệnh da liễu khác

Tổ đỉa là một bệnh ngoài da có thể do nhiều nguyên nhân trong sinh hoạt gây ra. Việc hiểu rõ về bệnh, điều trị và phòng ngừa đúng cách đặc biệt quan trọng. Hi vọng một số giải pháp và lời khuyên trên sẽ giúp bạn chủ động hơn đối với căn bệnh ngoài da gây nhiều khó chịu như bệnh tổ đỉa.

Hiểu hơn về bệnh tổ đỉa

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *