Bệnh á sừng là bệnh viêm da cơ địa gây nên tình trạng bong tróc da, khô, nứt nẻ và gây chảy máu trên bề mặt da. Hiện nay nhiều người mắc bệnh á sừng đang băn khoăn không biết bệnh á sừng có di truyền không? Khoa học giải đáp về tính di truyền của bệnh này là như thế nào? Để giải đáp các thắc mắc đó, hôm nay chuyên mục sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu và chia sẻ nhé!

1. Bệnh á sừng có di truyền không?

Năm 2001, y học thế giới đã nhận định bệnh á sừng có tính di truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Ngoài yếu tố di truyền bệnh á sừng còn liên quan đến tình trạng cơ địa, các chất kích thích làm gia tăng tình trạng bệnh.

Theo nghiên cứu thì bệnh á sừng do di truyền chiếm 45%. Kết quả cho thấy tỉ lệ di truyền của bệnh á sừng là khá cao.Vì vậy với những người có người thân bị mắc bệnh á sừng thì tỉ lệ mắc bệnh cũng cao hơn so với bình thường.

Bên cạnh yếu tố di truyền thì điều kiện môi trường, khí hậu hoặc việc tiếp xúc với hóa chất thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh á sừng. Một số yếu tố làm gia tăng bệnh á sừng được kể đến như:

benh-a-sung-co-di-truyen-khong-khoa-hoc-giai-dap
Bệnh á sừng thường khiến da bị bong tróc vày, mất thẩm mỹ

+ Thời tiết hanh khô hoặc lạnh giá sẽ tạo điều kiện cho bệnh á sừng bộc phát. Cụ thể đó là và mùa đông nhiệt độ cơ thể bên ngoài lẫn bên trong bị chênh lệch rất lớn. Đồng thời, sự khô hanh làm cho da trở nên thô ráp và khô hơn, các tế bào biểu bì nước sẽ bị oxy hóa chết đi nhanh hơn. Chính vì vậy sẽ khiến bệnh nặng hơn hoặc những ai chưa bị sẽ dễ mắc bệnh hơn.

+ Do nhiễm khuẩn: Một số loại vi khuẩn, nấm sống trong môi trường sẽ tấn công vào làn da của bạn và hình thành bệnh á sừng.

+ Tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại như chất tẩy rửa, xà phòng hoặc là do dị ứng với mỹ phẩm.

+ Sống gần khu vực bị ô nhiễm môi trường nên các loại vi khuẩn dễ xâm nhập gây bệnh.

+ Do thuôc tây y: Một số thuốc bôi ngoài da có chứa thành phần kích ứng da đặc biệt là chất coricoid. Nếu lạm dụng chúng sẽ gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm như dày sừng, teo da, dễ mắc bệnh á sừng.

2. Lời khuyên dành cho người bệnh á sừng

Bệnh á sừng tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người, nhưng nếu để lâu không chữa trị có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng công việc cũng như cuộc sống hàng ngày. Ngoài việc điều trị bệnh, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt thì bệnh mới có thể thuyên giảm. Cụ thể như sau:

benh-a-sung-co-di-truyen-khong-khoa-hoc-giai-dap1
Tuyệt đối không được uống rượu bia trong quá trình điều trị bệnh á sừng

+ Tránh những thức ăn có khả năng gây dị ứng, kích ứng da như các loại đồ tanh, hải sản, tôm, cua, cá, thịt gà, trứng, sữa.

+ Khi bị bệnh không nên dùng các loại thực phẩm chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá.

+ Tăng cường bổ sung chất vitamin C, E bằng cách ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi như cà chua, đu đủ, rau đậu, rau ngót, bắp cải, cà rốt. Chú ý nên lựa chọn rau củ tươi không có chất bảo quản.

+ Uống nhiều nước, mỗi ngày cần khoảng 2-2,5 lít nước, vì tình trạng khô da rất dễ khiến bạn bị á sừng.

+ Khi bị á sừng không nên gãi ngứa, cọ xát nhiều, vì khi gãi dễ gây tróc da và nhiễm trùng nguy hiểm.

+ Hạn chế tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại, nếu tính chất công việc bắt buộc phải tiếp xúc thì nên mặc đồ bảo hộ, đeo gang tay, chân.

+ Không nên ngâm chân tay với nước nóng quá lâu hoặc nước muối, vì chúng sẽ hút nước trong tế bào da và làm cho da khô, nứt nẻ.

+ Vào mùa đông cần ủ ấm cơ thể bằng đặc biệt là vùng tay chân, đeo gang tay để tránh bị gió lùa.

NGƯỜI BỆNH Á SỪNG CẦN BIẾT:

> Bệnh á sừng nguy hiểm như thế nào?

> Cách điều trị bệnh á sừng ở phụ nữ mang thai hiệu quả

> Thuốc trị viêm da cơ địa á sừng người dùng nên biết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *