Phong ngứa là tên gọi dân gian từ lâu đời, chỉ chứng mề đay, mẩn ngứa. Đây là một trong những vấn đề ngoài da rất phổ biến. Mỗi người trong chúng ta đều có thể bị phong ngứa, thậm chí có người bị phong ngứa rất thường xuyên. Vậy bệnh phong ngứa có lây không? Cần xử trí như thế nào khi bị phong ngứa.

Thắc mắc của bạn đọc L,Anh (Quảng Nam): “Hiện tại mình có một thắc mắc muốn nhờ chuyên mục giải đáp. Hàng xóm của mình mấy hôm nay da bị ngứa, mẩn đỏ, khó chịu. Các cụ già bảo là anh bị phong ngứa. Từ hôm bị ngứa anh có lên xã lấy thuốc uống mà chưa hết. Vậy mình muốn hỏi bệnh phong ngứa có lây không? Nơi mình ở người bảo lây người bảo không lây nên mình không rõ. Cảm ơn chuyên mục.”

bệnh phong ngứa có lây không
Bệnh phong ngứa có lây không?

Bệnh phong ngứa có lây không?

Rất nhiều người lo lắng khi bị bệnh phong ngứa do các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. Tuy không nguy hiểm nhưng căn bệnh này lại ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ, công việc, sinh hoạt và các hoạt động thường ngày của bệnh nhân. Hầu như ai cũng có thể mắc phải chứng bệnh phong ngứa do nhiều nguyên nhân khác nhau trong sinh hoạt, đời sống.

Trước đây, người dân thường lo ngại các bệnh ngoài da như phong ngứa có thể lây. Tuy nhiên, Bác sĩ Hoàng Văn Minh (Bệnh viện Y Dược TPHCM) cho biết bệnh phong ngứa không lây dù có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Người mắc bệnh phong ngứa thường chỉ liên quan đến một số nguyên nhân như:

1. Di truyền

Yếu tố di truyền của bệnh nhân do người thân trong gia đình có tiền sử bệnh. Thông thường những trường hợp phong ngứa do di truyền đa số thường là dạng mãn tính. Bệnh nhân mắc phong ngứa do di truyền thường tái đi tái lại nhiều lần trong cuộc sống.

2. Cơ địa

Bệnh nhân có các vấn đề về sức khỏe, miễn dịch cũng là đối tượng dễ bị phong ngứa. Đặc biệt là các bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng gan sẽ dễ dẫn đến tình trạng phong ngứa do gan hoạt động kém, việc thanh lọc các chất độc khỏi cơ thể cũng kém hơn.

3. Các yếu tố kích ứng

Yếu tố cơ địa của bệnh nhân cũng có những ảnh hưởng nhất định đến tình trạng phong ngứa. Đặc biệt là dị ứng với thực phẩm, thuốc, các hóa chất, môi trường và một số yếu tố kích ứng khác. Đây được xem là nguyên nhân gây phong ngứa phổ biến nhất trong cuộc sống. Thống kê cũng cho thấy những yếu tố kích ứng trong cuộc sống cực kỳ phong phú và đa dạng.

bệnh phong ngứa không lây
Phong ngứa là bệnh không lây

Nhận diện phong ngứa trên da

Bệnh phong ngứa trên da có thể nhận diện được bằng một số triệu chứng điển hình bao gồm như:

  • Xuất hiện các vị trí mẩn màu hồng hoặc trắng trên nền da.
  • Kích thước các nốt phong ngứa lớn dần, không có một kích thước cố định.
  • Vị trí xuất hiện phong ngứa cũng rất đa dạng, thường rải rác ở nhiều vị trí như đầu, mặt, tay chân, lưng, bụng, thắt lưng,…
  • Trong thời gian xuất hiện phong ngứa, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu ngứa ở nhiều mức độ khác nhau, từ ngứa râm ran đến ngứa dữ dội. Đặc biệt, khi gãi càng nhiều thì bệnh nhân càng ngứa nặng hơn.
  • Tùy trường hợp cụ thể mà bệnh phong ngứa có thể xuất hiện kéo dài trên da trong thời gian từ vài giờ cho đến một ngày.
  • Những trường hợp phong ngứa trên 6 tuần thường tiến triển thành dạng mạn tính, tái đi tái lại nhiều lần trong đời.

Người mắc bệnh phong ngứa cần làm gì?

Thông thường bệnh phong ngứa có thể tự khỏi sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên một số bệnh nhân cũng có thể bị tái đi tái lại thành nhiều đợt trong năm. Trong thời gian phong ngứa xảy ra bệnh nhân nên nhớ một số lưu ý sau:

  • Không nên ăn các loại thực phẩm mà bạn đã có tiền sử dị ứng, kích ứng trước đây. Đặc biệt là thịt bò, hải sản, một số loại hạt.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để có sức khỏe và hệ miễn dịch tốt.
  • Bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi của thời tiết như nóng, lạnh. Đặc biệt là vào mùa đông và mùa hè bạn cần phải lựa chọn các loại trang phục phù hợp.
  • Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất mạnh, chất tẩy. Nếu có tiếp xúc thì nên chủ động bảo vệ da với găng tay, khẩu trang, ủng,…
  • Chú ý giữ vệ sinh da sạch sẽ, thường xuyên để tránh những kích ứng không mong muốn cho làn da của bạn. Đặc biệt cần sử dụng các sản phẩm chăm sóc và vệ sinh da phù hợp.
  • Không sử dụng các loại thuốc một cách tùy tiện trong thời gian bị phong ngứa. Dùng thuốc không có chỉ định của bác sĩ có thể khiến cho tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng xấu.

Trên đây là một số giải đáp cho vấn đề “bệnh phong ngứa có lây không?” và một số tư vấn hữu ích để giúp bệnh nhân xử lí đúng cách khi bị phong ngứa. Chúc bạn có nhiều sức khỏe và sớm cải thiện được tình trạng khó chịu này.

Hiểu thêm về bệnh phong ngứa – mề đay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *