Trang Chủ » Bệnh Viêm Da » BỆNH VIÊM DA TIẾP XÚC » Bệnh giời leo có lây không? [Giải đáp của chuyên gia]
Bệnh giời leo có lây không? [Giải đáp của chuyên gia]
Bệnh giời leo là một trong những bệnh mà dân gian khá e dè vì gây nhiều khó chịu. Đây cũng là một trong những bệnh ngoài da dễ nhầm lẫn đồng thời có không ít bệnh nhân thắc mắc bệnh giời leo có lây không? Đâu là câu trả lời dành cho vấn đề này.
Thắc mắc của bạn đọc L,N (Hà Nội): “Chào chuyên mục, gần nhà em có bác hàng xóm mới bị bệnh giời leo, có mụn nước chạy dài trên tay. Bác cũng khá gần nhà em, em không biết bệnh giời leo có lây hay không, nếu có thì phải làm gì để tránh bị lây? Mong chuyên mục tư vấn giúp em về vấn đề này! Em xin cảm ơn.”

Bệnh giời leo có lây không?
Giời leo là một bệnh không lây nhiễm do nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ việc tiếp xúc với một số loại côn trùng có độc tính. Điều này khiến cho da của chúng ta bị thương tổn, viêm và được gọi là bệnh giời leo.
Giời leo là tên gọi dân gian của bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng. Đây là một dạng bệnh ngoài da có tổn thương, xuất hiện khi da của chúng ta có tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các chất độc có trong côn trùng, thường là các loại acid hữu cơ, một số loại phấn và nhất là chất độc pederin (còn gọi là cantharidin, một chất độc thuộc nhóm alkaloid).
Những loại côn trùng có khả năng gây ra bệnh giời leo rất đa dạng, gồm có:
Con giời leo
Con giời hay con giời leo (Chilenophilidae) một loại động vật gần giống con rết nhưng nhỏ hơn, thuộc lớp chân môi (Chilopoda). Chúng thường xuất hiện về đêm, nếu tiếp xúc với da có thể tiết acid gây viêm da tiếp xúc và bỏng rát có dạng hình dây. Do đó dân gian thường lấy tên gọi của con giời để đặt cho bệnh giời leo.

Kiến ba khoang
Kiến ba khoang (Paederus fuscipes) cũng là một trong những loại côn trùng có khả năng gây ra bệnh giời leo – viêm da tiếp xúc. Trong cơ thể của kiến ba khoang có chứa độc tính Pederin, khi tiếp xúc với da có thể gây rộp, bong da và xuất hiện các dấu hiệu viêm. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà viêm có thể nhẹ hoặc nặng.

Sâu ban miêu
Sâu ban miêu (Meloidae) là một trong những loại côn trùng có độc tính cao, xuất hiện nhiều vào mùa mưa. Trong cơ thể sâu ban miêu có chứa độc tính Catharidin có khả năng gây phỏng nước, rộp và viêm da nếu tiếp xúc với thân và trứng của loại sâu này. Đây là một trong những loại côn trùng có khả năng gây viêm da khá phổ biến.

Ngoài một số loại côn trùng trên, một số loại bướm và sâu bướm có những loại phấn dễ gây kích ứng, dị ứng trên da nếu tiếp xúc với chúng.
Cẩn thận nhầm lẫn bệnh giời leo và Zona
Theo Bác sĩ Lê Hùng, nguyên Phó Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TPHCM, bệnh giời leo dễ nhầm lẫn với bệnh Zona thần kinh. Nguyên nhân do hai loại bệnh này có các triệu chứng ngoài da khá giống nhau. Bệnh giời leo không bị lây, tuy nhiên Zona thần kinh lại là bệnh có thể lây do đây là bệnh có liên quan nhiều đến virus. Do đó bệnh có thể lây nếu như có tiếp xúc với bệnh nhân ở khoảng cách gần do virus có thể lây lan thông qua nước bọt khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện,…
Bạn có thể tham khảo chi tiết Bệnh giời leo và Zona thần kinh có phải là một? để nhận diện đúng hai bệnh lý này và có hướng can thiệp đúng cách.
Làm gì nếu không may mắc bệnh giời leo?
Thạc sĩ, bác sĩ Mai Hương (Bệnh viện Nhi Trung Ương) khuyến cáo bệnh nhân nên chú ý một số lưu ý sau nếu không may có các dấu hiệu của bệnh giời leo trên da:
- Khi bắt đầu thấy ngứa rát nghi do giời leo thì cần rửa vùng da đó với nước muối loãng, xà phòng nhẹ, nước mát.
- Tuyệt đối không gãi vào vùng da đang bị tổn thương vì sẽ làm cho tình trạng giời leo lan rộng hơn, gây loét và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
- Sau các bước xử lí tại chỗ, bệnh nhân nên đến bệnh viện để bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng hướng và phù hợp với mức độ ảnh hưởng của bệnh.
Ngoài ra, trong mùa cao điểm bùng phát bệnh giời leo, bệnh nhân cũng cần chú ý vệ sinh nhà cửa, phát quang bụi rậm,… để các loại côn trùng không có nơi trú ẩn. Đóng cửa về đêm để tránh côn trùng bay vào nhà. Giũ mạnh quần áo, khăn và các vật dụng khác để tránh côn trùng chui vào. Mặc quần áo dài tay, khẩu trang, mang ủng khi ra ngoài trong mùa côn trùng sinh sản. Hi vọng một số thông tin hữu ích trên đây có thể giúp bạn hiểu thêm về bệnh giời leo và có hướng xử lý chủ động hơn đối với bệnh. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
Hiểu thêm về bệnh giời leo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!