Trang Chủ » BỆNH BẠCH BIẾN » Bệnh bạch biến và cách điều trị
Bệnh bạch biến và cách điều trị
Theo thống kê, hiện nay số người mắc bệnh bạch biến chiếm khoảng 1-2% dân số. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Bạch biến là căn bệnh gây mất sắc tố ở da, lông, tóc, gây mất thẩm mỹ rất lớn cho người bệnh. Vị trí thường gặp nhất đó là vùng mặt, lưng, bàn tay, nách, mắt, mũi, quanh miệng, rốn. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh bạch biến và cách điều trị như thế nào? Xin mời bạn đọc cùng tham khảo qua một số thông tin cơ bản dưới đây!
1/ Nguyên nhân chính gây bệnh bạch biến
Bạch biến là một trong những chứng bệnh về viêm da cơ địa khá phổ biến. Hiện nay, vẫn chưa xác định rõ được nguyên nhân chính gây bệnh bạch biến. Tuy nhiên, dưới đây là những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh cũng như khiến bệnh nặng hơn. Cụ thể như:
– Yếu tố di truyền: Bạch biến là căn bệnh có thể di truyền trong gia đình, những người có ông bà, bố mẹ mắc bệnh bạch biến thì tỉ lệ mắc phải căn bệnh này cao hơn hẳn so với những người khác.
– Do stress: Khi bị bệnh bạch biến, nếu chúng ta bị căng thẳng, mệt mỏi sẽ khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Căn bệnh này gây mất thẩm mỹ rất lớn, tuy nhiên, chúng ta không nên xấu hổ, tự ti mà ngược lại cần phải giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ thì mới có thể điều trị khỏi bệnh nhanh.
– Do tiếp xúc với hóa chất độc hại trong quá trình làm việc như dầu nhớt, thuốc tẩy, phenol, thiol. Trong một vài trường hợp, việc trang điểm và sử dụng mỹ phẩm khiến cho người bệnh bị dị ứng, kích ứng và làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.
– Người bệnh đang mắc một số bệnh tự miễn như viêm tuyến giáp tự miễn hoặc các bệnh như đái tháo đường, thiếu máu kéo dài, xơ gan, các bệnh ác tính.
→ Có thể bạn đang thắc mắc: Bệnh bạch biến có lây không? Lây qua đường nào?
2/ Dấu hiệu cơ bản của bệnh bạch biến
Bệnh bạch biến thường gặp ở các vị trí như ngực, mặt, lưng, bàn tay, bàn chân, nách, háng, mũi, xung quanh miệng, tai, núm vú, vùng rốn, cơ quan sinh dục ngoài. Khi mắc bệnh bạch biến da thường bị mất màu, mất sắc tố và có màu trắng bệch. Bệnh không gây đau cũng không gây ngứa, kích thước của các đám da bị bệnh thường khác nhau và không có hình thù xác định. Bề mặt da thường trơn láng, không bị sưng, lông trên vùng da cũng bị bạc trắng. Màu trắng của bệnh có khi đồng nhất nhưng có khi lại loang lổ, chỗ trắng lẫn với vùng da màu bình thường.
Như đã nói ở trên, bệnh bạch biến không gây nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng chúng lại làm mất tính thẩm mỹ nghiêm trọng. Khi mắc bệnh không ít người rơi vào tình trạng chán nản, buồn bã, tự ti không dám đối mặt với người khác. Từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh. Chúng ta không nên kì thị cũng như chế giễu họ, ngược lại cần phải an ủi, động viên người bệnh, giúp đỡ họ trong quá trình điều trị bệnh.
3/ Phương pháp điều trị bệnh bạch biến
Hiện nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính gây bệnh, vì vậy vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh. Bệnh được điều trị chủ yếu bằng những phương pháp sau:
+ Quang hóa trị liệu: Phương pháp này có nghĩa là dùng thuốc làm tăng cảm ứng với ánh sáng như uống hoặc bôi Psoralen, chiếu tia tử ngoại.
+ Quang trị liệu: Đối với trường hợp mắc bệnh lớn hơn 10-20% thì bệnh nhân sẽ được sử dụng tia cực tím UV để điều trị. Tia cực tím có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào lympho T điều hòa, kích thích tế bào sắc tố sản xuất các hạt sắc tố di chuyển tới tế bào da.
+ Cũng có thể bôi corticoid để làm giảm miễn dịch tại chỗ da bị bạch biến.
+ Nếu sử dụng những phương pháp điều trị nói trên vẫn không khỏi, người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật ghép da, cấy tế bào sắc tố.
+ Đồng thời, để giúp quá trình chữa bệnh nhanh khỏi, người bệnh cần phải giữ một tinh thần lạc quan, vui vẻ, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Khi ra đường cần thoa kem chống nắng, đội nón mũ, mắc áo chống nắng.
→ THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI BỆNH BẠCH BIẾN:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!