Trang Chủ » BỆNH Á SỪNG » Bệnh á sừng có thể chữa khỏi được không?
Bệnh á sừng có thể chữa khỏi được không?
Không chỉ dai dẳng đeo bám bệnh nhân, á sừng còn là bệnh lý kéo theo nhiều rắc rối cho sức khỏe nếu như không may mắc phải. Khá nhiều bệnh nhân đã gửi đến cho chuyên mục nhiều thắc mắc về vấn đề “Bệnh á sừng có thể chữa khỏi được không?”. Dưới đây là một số tư vấn về bệnh á sừng và một số hướng xử lý phù hợp.
Thắc mắc của bạn đọc: “Bố em năm nay 52 tuổi, bố em đã làm công việc đánh bắt thủy hải sản khá lâu nên hay bị ngứa ngáy, mắc bệnh ngoài da. Mỗi lần bị ngứa thường vài tuần, vài tháng sau đó dứt rồi tái lại. Cách đây khoảng vài tháng bố em bị khô, tróc da ở tay chân, vẫn tiếp tục ngứa và đôi khi có cảm giác rát nên từ khi bị bố em tạm nghỉ khai thác thủy hải sản. Em nghe nói bệnh của bố em là bệnh á sừng, chữa rất khó. Vậy em muốn hỏi tình trạng bệnh á sừng có chữa khỏi được không? Mong chuyên gia tư vấn về vấn đề này giúp em. Xin cảm ơn chuyên mục. (L, Phan Thiết)”

Bệnh á sừng có chữa được không?
Trước hết, xin giải đáp thắc mắc với bạn về vấn đề bệnh á sừng. Đây là một trong những bệnh ngoài da khá dai dẳng, tuy bệnh á sừng có thể chữa được nhưng rất dễ tái phát bệnh và việc chữa bệnh á sừng cũng khá khó khăn.
Khi mắc bệnh á sừng, để cải thiện các triệu chứng bệnh, người bệnh cần hiểu rõ về đặc điểm của bệnh, các nguyên nhân bệnh sinh cũng như hướng điều trị phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, việc điều chỉnh một số yếu tố về lối sống cũng rất quan trọng đối với tình trạng bệnh.
Một số đặc điểm của bệnh á sừng
Á sừng (Dermatitis plantaris sicca) là một trong những bệnh lý ngoài da gây ra tình trạng khô, bong tróc, nứt nẻ ngoài da. Vị trí thường hay xuất hiện bệnh á sừng là ở bàn tay, bàn chân, gót chân, giữa các ngón chân. Thông thường bệnh nhân có thể mắc bệnh á sừng quanh năm nhưng thường có xu hướng bùng phát mạnh vào một số thời điểm nhất định như mùa đông, những thời điểm có mưa, tuyết nhiều.
Tình trạng bệnh á sừng sẽ gây ra một số đặc điểm khá dễ nhận biết như:
- Xuất hiện tình trạng ngứa ngáy tại một số vị trí như ngón chân, ngón tay, gót chân.
- Da khi bùng phát á sừng thường khô, đỏ và dày lên.
- Ranh giới vùng da thường và vùng da bị á sừng khá rõ ràng. Một số trường hợp tổn thương ngoài da còn có thể lan rộng.
- Khi bệnh á sừng tiến triển đến một mức độ nhất định có thể làm cho tình trạng nứt nẻ ngoài da nặng hơn, đôi khi nứt da, rớm máu và gây đau.

Bệnh á sừng về cơ bản là một bệnh ngoài da ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên bệnh cũng có thể gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Ảnh hưởng của bệnh á sừng có thể khiến cho sinh hoạt, công việc của bệnh nhân gặp nhiều ảnh hưởng. Ngoài ra bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như tâm lý của bệnh nhân.
Nguyên nhân sinh bệnh
Bệnh á sừng thường xuất hiện chủ yếu do nhiều yếu tố khác nhau:
- Yếu tố cơ địa của bệnh nhân, các yếu tố có liên quan đến yếu tố di truyền.
- Các yếu tố liên quan đến thời tiết, khí hậu, đặc biệt là những thời điểm nhiệt độ thấp.
- Những yếu tố tiếp xúc với da như các loại chất tẩy rửa, các loại phẩm nhuộm, một số sản phẩm chăm sóc da không phù hợp với cơ địa.
- Tiếp xúc thường xuyên với nước bẩn, đất bẩn cũng có thể dẫn đến tình trạng á sừng.
- Thường xuyên làm việc, sinh hoạt trong môi trường ẩm ướt, dễ nhiễm các loại vi nấm cũng có thể gây ra bệnh á sừng và một số vấn đề ngoài da khác.
Làm gì khi mắc bệnh á sừng
Á sừng là bệnh lý có thể điều trị bằng các thuốc bôi ngoài da kết hợp với các thuốc uống và một số thuốc dưỡng ẩm giúp chăm sóc và cải thiện tình trạng da. Trong thời gian điều trị á sừng bệnh nhân cần kiên trì, thực hiện đúng cách theo chỉ định của bác sĩ.
Không nên tự ý điều trị hoặc tự ý ngưng điều trị giữa chừng để tránh bệnh tiến triển xấu, dai dẳng và khó chữa hơn. Đặc biệt khi bệnh đã bước sang giai đoạn mãn tính cần phải điều trị nghiêm túc bởi giai đoạn này khả năng điều trị khỏi bệnh hoàn toàn rất khó, bệnh rất dễ bùng phát trở lại.

Người bệnh cần phòng tránh những điều sau
Khi bùng phát bệnh á sừng, bên cạnh việc điều trị bệnh cũng cần áp dụng song song với các biện pháp chăm sóc da. Có một số lưu ý trong sinh hoạt và cuộc sống khi mắc bệnh á sừng, bao gồm:
- Không bóc vẩy da cũng như kỳ cọ, chà lớp da bị sần sùi, bị sừng. Vùng da này sau khi bóc có thể nhẵn hơn, giảm sừng và sần sùi nhưng sau này sẽ càng thương tổn nặng hơn và dai dẳng khó dứt.
- Sau khi tắm gội, rửa tay cần giữ cho vùng da bị á sừng khô ráo bằng cách lau sạch với khăn mềm để giữ da khô, tránh ẩm ướt.
- Mang găng tay khi tiếp xúc với các loại hóa chất, các yếu tố có thể gây kích ứng da để tránh tình trạng á sừng tiến triển nặng và dai dẳng hơn.
- Vào những thời điểm thời tiết hanh khô cần bổ sung các sản phẩm dưỡng ẩm cho da để tránh tình trạng da mất độ ẩm dẫn đến khô và bong tróc nặng, khiến bệnh á sừng khó lành.
- Bổ sung đa dạng các loại vitamin A, B, C, D, E,… uống đủ nước để giúp tình trạng bệnh được cải thiện, thúc đẩy các hoạt động ngoài da tốt hơn.
Á sừng là bệnh lý khó chịu, dai dẳng, việc điều trị bệnh cũng gặp nhiều khó khăn và cần thời gian nhất định. Điều trị đúng hướng cũng như áp dụng các biện pháp chăm sóc, bảo vệ làn da hợp lý là giải pháp giúp bạn tránh được những ảnh hưởng dai dẳng đến từ căn bệnh khó chịu này. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
Người mắc bệnh á sừng cần biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!