Trang Chủ » BỆNH MỀ ĐAY » Bài thuốc chữa nổi mề đay từ lá tía tô
Bài thuốc chữa nổi mề đay từ lá tía tô
Tía tô không phải là loại rau xa lạ, loại rau này thường được dùng nhiều để làm thực phẩm. Tuy nhiên bạn có biết, ngoài giá trị thực phẩm, các bài thuốc chữa nổi mề đay từ lá tía tô cũng khá hữu ích, được nhiều người áp dụng.
Theo nhiều ghi chép, lá tía tô có ở rất nhiều vùng tại châu Á như Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc. Con người đã sử dụng loại cây này từ rất sớm, khoảng 500 năm trước Công nguyên. Loại cây này dùng nhiều để làm gia vị, ăn kèm với nhiều loại thực phẩm khác để tăng hương vị. Ngoài ra, người ta còn lợi dụng các đặc tính có lợi của lá tía tô để chữa một số bệnh và chăm sóc sức khỏe.

Một số đặc điểm và đặc tính của lá tía tô
Lá tía tô (tên khoa học Perilla frutescens L.) ngoài ra trong dân gian còn có nhiều tên gọi khác như tử tô, tô diệp hay tô ngạnh. Tía tô thuộc họ hoa môi (Lamiaceae) có họ với một số loại thực vật như húng và bạc hà. Trong tự nhiên, tía tô có hai màu phổ biến là màu tía và màu xanh lá. Trong thành phần của lá tía tô có một số thành phần rất phong phú và đa dạng bao gồm:
- Khoảng 0,5% tinh dầu gồm một số loại như perillaldehyd, limonen, a-pinen, thành phần dihydrocumin.
- Một số thành phần acid béo có trong lá tía tô bao gồm acid oleic, acid linoleic, acid linolenic.
- Một số loại acid amin bao gồm: thành phần arginin, hoạt chất histidin, hoạt chất leucin, lysin, valin.
- Một số loại chất xơ, các chất khoáng gồm canxi, kali, sắt.
- Các loại vitamin A, vitamin C, thành phần riboflavin.
Trong đó, nghiên cứu các thành phần của lá tía tô cho thấy có nhiều tác dụng tích cực trong kháng viêm, kháng khuẩn. Ngoài ra, trong Y học cổ truyền, lá tía tô cũng được xem là một trong những dược liệu có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Loại lá này có vị cay của các tinh dầu, tính ấm, khi sử dụng có tác dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn. Từ lâu loại lá này được sử dụng nhiều để chữa một số chứng bệnh ngoài da, chữa cảm mạo, các bệnh hen suyễn, chữa đau đầu, giúp giải cảm.
Chữa mề đay mẩn ngứa bằng lá tía tô
Mề đay mẫn ngứa là chứng bệnh ngoài da gặp phải khá nhiều trong đời sống, có liên quan đến những nguyên nhân khác nhau như thực phẩm, các yếu tố tiếp xúc, kích ứng với da. Khi bị nổi mề đay mẩn ngứa, có khá nhiều cách để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu này. Dùng lá tía tô chữa mề đay mẩn ngứa là một trong số đó.
Bạn có thể chữa mề đay bằng lá tía tô theo hai cách đơn giản dưới đây:
1. Dùng lá tía tô xoa đắp
Chuẩn bị:
- Lá tía tô khoảng 1 nắm.
- Muối hạt khoảng 1/2 muỗng.
Thực hiện:
- Rửa sạch lá tía tô, sau đó để ráo nước.
- Đem giã lá tía tô cho nhuyễn cùng với một ít muối hạt, trộn cho hai nguyên liệu này đều vào nhau.
- Sau khi hỗn hợp đã đều, dùng hỗn hợp này để xoa lên vùng da bị ngứa do mề đay.
- Sau khi thực hiện, rửa lại bằng nước sạch sau đó lau với khăn khô.
Đây là cách phù hợp với bệnh nhân bị mề đay, mẩn ngứa rải rác ở một số vị trí nhất định. Đối với những trường hợp bị mề đay trên diện rộng thì có thể áp dụng biện pháp dùng lá tía tô pha trà để uống. Qua đó giúp giảm ngứa toàn thân cho người bị mẩn ngứa, mề đay.
2. Dùng lá tía tô pha trà
Chuẩn bị:
- Lá tía tô khoảng 15 – 20 gram.
Thực hiện:
- Rửa sạch lá tía tô sau đó để ráo.
- Giã nát lá tía tô sau đó cho nước sôi vào để làm trà, có thể cho thêm gừng tùy khẩu vị.
- Cách này khá phù hợp với những trường hợp dị ứng, mề đay mẩn ngứa toàn thân.

Một số lưu ý khi dùng lá tía tô chữa mề đay, mẩn ngứa
Khi sử dụng lá tía tô chữa mề đay, mẩn ngứa, dù dùng đắp hay dùng uống thì bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không sử dụng lá tía tô (nhất là dùng uống) trong trường hợp cơ thể đang bị cảm nóng, người ra nhiều mồ hôi vì tía tô có tính ấm.
- Không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai.
- Không lạm dụng lá tía tô quá mức.
- Nếu đang điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý ngừng, thay đổi cách chữa.
Dùng lá tía tô chữa mề đay, mẩn ngứa không phải là phương pháp mới. Tuy nhiên khi sử dụng, bạn cần chú ý áp dụng đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất. Song song đó, bạn cũng đừng quên các biện pháp kiêng cữ, dinh dưỡng phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
Hiểu thêm về chứng mề đay mẩn ngứa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!