Trang Chủ » Bệnh Viêm Da » BỆNH VIÊM DA DỊ ỨNG » Bà bầu bị nổi mề đay ở tháng thứ 3 có sao không?
Bà bầu bị nổi mề đay ở tháng thứ 3 có sao không?
Chào bác sĩ! Tôi năm nay 28 tuổi, hiện đang mang thai ở tháng thứ 3, nhưng mấy hôm nay tôi cảm thấy ngứa khắp người, nổi mề đay sưng đỏ ở cả vùng tay chân và bụng, càng gãi càng ngứa và càng sưng hơn. Từ trước đến giờ tôi không có tiền sử bị bệnh mề đay mẩn ngứa. Tôi cảm thấy hoang mang lo lắng quá, không biết bà bầu bị nổi mề đay ở tháng thứ 3 có nguy hiểm hay ảnh hưởng đến thai nhi không? Tôi phải làm gì với trường hợp này thưa bác sĩ!
Mề đay là gì?
Chào chị! Theo như chị miêu tả thì những triệu chứng của chị chứng tỏ chị đang bị mề đay mẩn ngứa. Mề đay là tình trạng trên da nổi lên từng đám sẩn mụn nhiều hoặc ít, không đều, màu hồng hoặc xanh trắng và rất ngứa. Nó thường xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng với nhiệt độ lạnh có thể do dị ứng thời tiết, thức ăn, do nhiễm virus hoặc một số tác nhân khác. Bệnh mề đay là bệnh ngoài da phổ biến ở cả trẻ em và người lớn, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mề đay như do dị ứng với sự biến đổi của thời tiết, dị ứng thuốc…
Bà bầu bị nổi mề đay ở tháng thứ 3 có sao không?
Khi mang thai ở tháng thứ 3 mà bị mề đay rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Vì Virus mề đay khi xâm nhập vào cơ thể sẽ khống chế hạch phân chia làm cho nhiễm sắc thể bị đứt. Khi phụ nữ mang thai nhiễm mề đay, virus có thể tiến sâu vào cơ thể thai nhi thông qua nhau thai và làm tổn hại đến thai nhi.
Trong giai đoạn đầu của kì mang thai, sự phân hoá bộ máy của thai nhi vẫn chưa hoàn thiện, virus sinh sôi trong tế bào của phôi thai làm nhiễm sắc thể bị đứt, ảnh hưởng đến quá trình nhân bản của ADN. Virus này tiếp tục phát triển sẽ gây tổn hại đến sự phát triển bình thường của các bộ phận phôi thai. Đó là nguyên nhân của chứng mề đay bẩm sinh của trẻ sau này. Một số dị tật bẩm sinh trẻ có thể mắc phải khi mẹ bị mề đay như:
- Dị dạng mắt: Bệnh đục thuỷ tinh thể, giác mạc vẩn đục, viêm võng mạc, mắt lác.
- Ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp: viêm phổi virus
- Dị dạng hệ thống thần kinh trung ương như nghễnh ngãng, nói lắp, dị dạng tiểu não, trí lực phát triển không đầy đủ.
- Có thể gây dị dạng tâm huyết quản: bệnh tim bẩm sinh
- Hệ thống tiết niệu và sinh dục: nứt dưới âm đạo, ẩn tinh hoàn, xơ thận
- Hệ thống máu: thiếu máu, bạch cầu giảm
- Hệ thống xương: hở hàm ếch, ngón tay, ngón chân ngắn
Chính vì bệnh nổi mề đay khi mang thai có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm tới trẻ nên các bà mẹ cần thận trọng hơn trong việc phòng ngừa, chăm sóc và điều trị khi gặp bệnh nổi mề đay.
Có thể bạn quan tâm >>> Bài thuốc trị bệnh mề đay mẩn ngứa của dòng họ Đỗ Minh
Thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho bà bầu
Khi bị nổi mề đay mẩn ngứa bà bầu có thể chỉ cần sử dụng thuốc bôi ngoài da tại chỗ để giảm ngứa. Các loại thuốc có thể sử dụng như kem bôi phenergan. Nếu sau khi bôi kem này mà không khỏi thì bạn nên chuyển sang dùng kem hoặc thuốc mỡ hydrocortisol 0,1% hoặc eumovate 0,05% (nhưng không được bôi diện rộng và kéo dài). Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Ngoài ra, bà bầu có thể dùng kháng histamine để trị mề đay bằng cách uống và các thuốc làm dịu da cũng làm thuyên giảm ở một số trường hợp, nhưng đa phần cần dùng kem hay thuốc mỡ steroid tại chỗ.
Phòng bệnh mề đay, mẩn ngứa
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa
- Kiêng ăn các chất cay, nóng, thức ăn nhiều gia vị, các loại hải sản dễ bị ị ứng
- Không uống rượu bia, chất kích thích đối với bà bầu
- Tánh tiếp xúc với nước lạnh nhiều như giặt đồ, rửa bát nên dùng bao tay
- Nếu đã bị nổi mề đay, để hạn chế nhiễm trùng da do những vết xước, bạn không nên gãi mà chỉ xoa để bớt cảm giác ngứa.
- Nên vệ sinh răng miệng, cơ thể sạch sẽ hàng ngày để không bị bội nhiễm, mưng mủ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!