2 loại kem bôi trị viêm da cơ địa an toàn dịu nhẹ tốt cho da
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da mãn tính với các biểu hiện cụ thể như da khô, đỏ ngứa gây khó chịu và làm mất đi tính thẩm mỹ của làn da. Để điều trị bệnh này, người bệnh thường được chỉ định dùng kết hợp kem bôi viêm da cơ địa và uống thuốc. Nhưng hầu hết bệnh nhân đều chọn hoặc là dùng kem bôi ngoài hoặc là uống thuốc. Điều này khiến cho tình trạng bệnh khó dứt điểm trên da và có thể tái phát trong thời gian ngay sau đó.
Gợi ý 2 loại kem bôi viêm da cơ địa an toàn
1- Kem bôi viêm da cơ địa Eczestop
– Thành phần chính gồm có:
- Tinh dầu dừa.
- Nước tinh khiết.
- Chiết xuất vỏ thân núc nác.
- Chiết xuất dầu hạt neem.
- Thành phần sáp ong trắng.
- Nano bạc.
- Hoạt chất Nipagin.
- Hoạt chất Nipasol.
- Thành phần Isopropyl myristate.
- Hoạt chất kẽm salicylate.
- Tinh chất Chitosan.
- Axit citric.
- Cetearyl alcohol.
- PEG – 40 stearate.
- Glycereth – 26.
- Glyceryl Stearate.
– Công dụng
- Hỗ trợ sát khuẩn, tái tạo tế bào da đối với các trường hợp thương tổn trên bề mặt da.
- Giúp giảm kích ứng và làm dịu da do các bệnh viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã, viêm da cơ địa, viêm da thần kinh, chàm tổ đỉa.
- Làm mềm và tăng cường sức khỏe của làn da, giảm nguy cơ kích ứng da trở lại. Ngăn ngừa tái phát các bệnh ngoài da.
– Chỉ định
- Dùng cho bệnh nhân mắc một số bệnh ngoài da như:
- Viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, viêm da tiết bã, viêm da thần kinh.
- Các dạng eczema ngoài da.
– Cách dùng
- Rửa sạch vùng da thương tổn với nước ấm và lau khô bằng khăn mềm. Thoa một lớp mỏng Eczestop lên da.
- Dùng từ 3 – 4 lần mỗi ngày vào các buổi sáng, trưa, tối và trước khi đi ngủ.
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
- Hạn dùng 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
- Tránh xa tầm tay của trẻ em.
2- Kem bôi trị viêm da cơ địa Atopalm:
– Thành phần chính bao gồm: Water/Aqua, Glycerin (dưỡng ẩm),Propanediol, Myristoyl/palmitoyl oxostearamide/arachamide MEA (Pseudoceramide- Phục hồi hàng rào da), Caprylic/capric triglyceride, Cetearyl alcohol, Glyceryl stearate, Polyglyceryl-10 distearate, Vitis vinifera (grape) seed oil (chống oxi hóa, dưỡng ẩm), Hydrogenated vegetable oil, Olea europaea (olive) fruit oil (dưỡng ẩm), Tocopheryl acetate (Vitamin E- chống oxi hóa, làm sáng da), Simmondsia Chinensis (Jojoba) Seed Oil (dưỡng ẩm),.. Ngoài ra, Atopalm còn giúp bổ sung lại sự thiếu hụt của những lipid tự nhiên ở lớp sừng, giúp khôi phục lại và tăng cường chức năng hàng rào da – lớp tế bào ngoài cùng của da giúp bảo vệ cho da.
– Công dụng của kem Atopalm:
- Ngăn ngừa sự thoát hơi nước bên trong da ra ngoài ( tác dụng dưỡng ẩm sâu)
- Bảo vệ da chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và các chất gây dị ứng bên ngoài.
- Vitamin E :bảo vệ da chống lại các gốc tự do là nguyên nhân gây lão hóa da.
- Allantoin : làm dịu da, giúp da khỏe mạnh nhanh hơn.
– Đối tượng sử dụng:
- Sản phẩm được dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Lý tưởng cho da khô, da rất khô và da nhạy cảm.
- Giúp phục hồi da sau các điều trị mạnh như Mài da, Lột da,…
- Kem Atopalm cũng rất tốt cho người bị viêm da cơ địa (bệnh chàm): giúp da mềm mịn, giảm đỏ, giảm ngứa
- Hiện nay, sản phẩm đang được các bà mẹ tại Hàn Quốc lựa chọn là sản phẩm phù hợp với trẻ em.
Một số lưu ý cho người viêm da cơ địa
Ngoài việc sử dụng kem bôi viêm da cơ địa được gợi ý bên trên người bệnh nên tham khảo một số loại thuốc có tác dụng điều trị viêm da, trong đó gồm có:
1. Các sản phẩm dưỡng ẩm
Làm ẩm da là một trong những biện pháp điều trị viêm da cơ địa đơn giản và hiệu quả nhất. Để làm giảm da khô do viêm da cơ địa gây ra, bạn phải cung cấp đủ độ ẩm cho da, việc này còn giúp làm giảm triệu chứng ngứa. Cách tốt nhất là dùng kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm, lúc da còn độ ẩm.
Các loại dưỡng ẩm được bào chế dưới 3 dạng như sau:
- Lotion: Là hỗn hợp nước, dầu dễ dàng thấm qua da, tuy nhiên, nước trong lotion rất dễ bay hơi, vì vậy đây không phải lựa chọn tốt nhất cho viêm da cơ địa ở thể nặng.
- Kem: Kem là hỗn hợp nửa khô của dầu và nước, trong đó hàm lượng dầu cao hơn kem. Dạng kem là lựa chọn giữ ẩm tuyệt vời cho làn da khô.
- Mỡ: Mỡ là dạng dưỡng ẩm với hàm lượng dầu rất cao, ít nước hơn. Phù hợp với làn da nhạy cảm.
2. Thuốc Steroid đặc trị
Thuốc Steroid bôi tại chỗ được bào chế dưới nhiều nồng độ khác nhau từ mạnh đến nhẹ. Hầu hết steroid chỉ được bán theo đơn, không phù hợp với trẻ em. Steroid cũng được điều chế dưới nhiều dạng như kem, thuốc mỡ.
Thuốc chỉ phù hợp với điều trị ngắn hạn, không dùng bôi tại chỗ lâu dài. Các loại thuốc corticosteroid có nồng độ thấp được bán tại các tiệm thuốc với tên gọi Cortaid, Nutracort. Nhưng Viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD) khuyên nên điều trị vùng bị ảnh hưởng hai lần/ngày, không dùng lâu dài.
3. Thuốc kháng histamine
Thuốc kháng histamin thường được bổ sung bằng đường uống giúp hạn chế nhanh cảm giác khó chịu tức thời trên da. Có thể kể đến các loại thuốc kháng histamine như diphenhydramine (Benadryl) có thể giúp kiểm soát chu kỳ ngứa, tác dụng an thần nhẹ.
4. Thuốc ức chế calcineurin đặc hiệu
Thuốc ức chế calcineurin đặc hiệu (TCIs) là một loại thuốc chống viêm rất mới, không chứa steroid có hiệu quả trong điều trị phát ban và ngứa do viêm da cơ địa gây ra.
Hiện này có hai loại thuốc ức chế calcineurin được bán trên thị trường (theo toa) gồm: pimecrolimus (Elidel) và tacrolimus (Protopic).
Tuy nhiên, thuốc này chỉ được sử dụng như là phương án điều trị thứ hai do có cảnh báo từ Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) loại thuốc này có mối liên hệ với ung thư.
5. Thuốc kháng sinh
Trong trường hợp viêm da cơ địa nhiễm trùng do vi khuẩn bác sĩ sẽ kê đơn uống kháng sinh.
→Lưu ý: Tuy nhiên, để được điều trị bằng các loại thuốc này, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc điều trị.
Để kem bôi viêm da cơ địa phát huy hết tác dụng, người bệnh nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và điều trị bệnh phù hợp. Đừng lo lắng quá nhiều sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!